Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: PHỤ NỮ, CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN VÀ CHÍNH TRỊ


 

1. Thông tin về giảng viên

1.1. Thông tin về giảng viên 1

- Họ và tên: Vũ Thị Minh Thắng

- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ, giảng viên

- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học

- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Khoa học Chính trị, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tầng 2, nhà C, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: (CQ): 04.38588173; (DĐ): 0903228011

- Email: khct.sdh@gmail.com

- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Lịch sử học thuyết chính trị

+ Chính trị học đại cương

+ Vấn đề nữ quyền trong lịch sử và hiện nay

1.2. Thông tin về giảng viên 2

- Họ và tên: Nguyễn Linh Khiếu

- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ

- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học

- Địa chỉ liên hệ: Tạp chí Cộng sản, số 28, Trần Bình Trọng, Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Điện thoại: (CQ): 04.9429763; (DĐ): 0913525239

- Emai: linhkhieu@tccs.org.vn; khieulinh@gmail.com

- Các hướng nghiên cứu chính:

+  Hệ thống chính trị và dân chủ cơ sở

+ Vai trò của truyền thông đại chúng đối với đời sống chính trị

+ Các động lực phát triển xã hội

2. Thông tin chung về môn học

            - Tên môn học: Phụ nữ, chủ nghĩa nữ quyền và chính trị

            - Mã môn học: POL3011

            - Số tín chỉ: 02

            - Môn học: bắt buộc

            - Môn học tiên quyết: Chính trị học đại cương

            - Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

                        + Nghe giảng lý thuyết :                              18

                        + Bài tập:                                                       02

                        + Thảo luận  :                                                06

                        + Thực hành, thí nghiệm, điền dã:             02

                        + Tự học, tự nghiên cứu:                             02

- Địa chỉ Bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Khoa học Chính trị, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, phòng 210, nhà C, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

3. Mục tiêu môn học

            Sau khi kết thúc môn học, sinh viên sẽ:

- Về kiến thức

+ Nắm được tổng quan lịch sử của vấn đề phụ nữ và tư tưởng vị nữ trong quan hệ với cái đối lập với nó - tư tưởng đánh giá thấp phụ nữ - trong diễn trình tư duy chính trị nhân loại qua ví dụ tư tưởng chính trị Phương Tây và truyền thống văn hóa chính trị Việt Nam; làm quen với những khái niệm, phạm trù căn bản trong nghiên cứu chính trị học về giới và phụ nữ.

+ Hiểu được bản chất của các vấn đề phụ nữ và giới như vấn đề có tính phổ quát (toàn cầu) và có tính quốc gia, khu vực; từ đó nắm bắt và hiểu được những vấn đề có liên quan đến vị thế và vai trò của phụ nữ trong đời sống chính trị ở các cấp độ khác nhau, đặc biệt là thực trạng vấn đề phụ nữ và giới ở Việt Nam, những thành tựu cũng như thách thức.

+ Bước đầu có khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế để phân tích và bình luận các vấn đề liên quan đến chính sách bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay.

            - Về kỹ năng

+ Làm quen và rèn luyện một số phương pháp nghiên cứu và thao tác tư duy trong nghiên cứu chính trị học và nghiên cứu giới và phụ nữ.

+ Luyện tập kỹ năng tổng hợp và phân tích một số sự kiện, ở phạm vi toàn cầu cũng như Việt Nam, liên quan đến nỗ lực cải thiện địa vị của phụ nữ cũng như học cách phát hiện vấn đề và đề xuất phương án giải quyết qua một số ví dụ cụ thể.

            - Về thái độ

+ Sinh viên có thái độ hứng thú tìm hiểu, nghiên cứu về vị thế, vai trò của phụ nữ trong đời sống chính trị cũng như những chính sách, đường lối nhằm cải thiện sự tham gia của phụ nữ vào đời sống chính trị quốc gia.

+ Qua hiểu biết các vấn đề về phụ nữ, lý thuyết nữ quyền và chính trị, sinh viên có cách nhìn, cách tiếp cận mới: tổng thể, khách quan, công bằng, không định kiến và nhân bản đối với các sự việc và hiện tượng của đời sống xã hội.

4. Tóm tắt nội dung môn học

            Môn học giới thiệu một cách tổng quát về vấn đề phụ nữ trong chính trị qua lăng kính của các tư tưởng vị nữ trong lịch sử tư tưởng chính trị phương Tây, các phong trào nữ quyền và làn sóng nghiên cứu nữ quyền trong lịch sử thế giới hiện đại cũng như các lý thuyết nữ quyền chủ yếu. Ngoài ra, môn học quan tâm đến truyền thống đề cao địa vị người phụ nữ trong lịch sử Việt Nam cũng như những rào cản đối với sự phát triển của người phụ nữ trong xã hội truyền thống. Từ chỗ xem xét một số biểu tượng nữ và chân dung nữ anh hùng tiêu biểu trong lịch sử dân tộc, quá trình chuyển đổi từ xã hội truyền thống sang hiện đại đầu thế kỷ XX và sự tự ý thức ở nữ giới, môn học còn ưu tiên làm rõ sự đánh giá và triển khai hành động liên quan đến phụ nữ trong đường lối cách mạng và đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuối cùng, môn học chú ý tới một số vấn đề phụ nữ có tính “toàn cầu” ở góc độ tiếp cận lý luận và đặc biệt là thực tiễn thông qua xem xét tình hình triển khai của các chương trình hành động vị nữ ở Việt Nam hiện nay và vai trò chủ thể của chính phụ nữ trong quá trình đó.

5. Nội dung chi tiêt môn học

            Chương 1. Nhập môn Phụ nữ, chủ nghĩa nữ quyền và chính trị

1.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

            1.1.1. Đối tượng nghiên cứu

            1.1.2. Phạm vi khảo sát

            1.1.2. Phương pháp nghiên cứu

1.2. Thuật ngữ và hệ vấn đề trong nghiên cứu Phụ nữ, giới và chính trị

            1.2.1. Những khái niệm cơ bản

            1.2.2. Hệ vấn đề

1.3. Tiếp cận phụ nữ, giới, lý thuyết nữ quyền từ góc độ chính trị

            Chương 2. Vấn đề phụ nữ trong lịch sử tư tưởng chính trị phương Tây từ thời cổ đại đến Khai sáng

2.1. Vấn đề phụ nữ thời kỳ Hy Lạp cổ đại

2.1.1. Đánh giá của Platon (428-348 tr.CN)

2.1.2. Đánh giá của Aristote (384-322 tr.CN)

2.2. Vấn đề phụ nữ thời kỳ Trung Cổ

2.2.1. Lý luận bài nữ của thần học Trung Cổ và những hệ quả kéo theo đối với giới nữ

2.2.2. Những phản kháng nữ quyền điển hình

2.3. Vấn đề phụ nữ thời kỳ Khai sáng

2.3.1. Lý luận vị nữ trong triết học Khai sáng

2.3.2. Phụ nữ và cách mạng (trường hợp Cách mạng Pháp)

Chương 3. Sự phát triển của các phong trào nữ quyền ở phương Tây trong nửa cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX

3.1. Những điều kiện vật chất và cơ sở lý luận

3.1.1. Bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị

3.1.2. Quan điểm mác - xít về phụ nữ, giải phóng phụ nữ và ảnh hưởng của nó đến các phong trào xã hội phương Tây

3.2. Những nội dung đấu tranh chủ yếu

3.2.1. Phong trào đấu tranh đòi cải thiện điều kiện lao động

2.2.2. Phong trào đấu tranh đòi quyền bầu cử

2.2.3. Phong trào đấu tranh đòi quyền học tập bậc đại học

2.2.4. Phong trào đấu tranh vì hòa bình

Chương 4. Những tiếp cận nghiên cứu và lý thuyết nữ quyền chủ yếu từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay

4.1. Tiếp cận nghiên cứu nữ quyền

4.1.1. Phụ nữ trong phát triển

4.1.2. Giới và phát triển

4.2. Một số lý thuyết nữ quyền chủ yếu

4.2.1. Thuyết nữ quyền tự do

4.2.2. Thuyết nữ quyền mác-xít

4.2.3. Thuyết nữ quyền triệt để

4.2.4. Thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa

4.2.5. Thuyết nữ quyền phân tâm học

4.2.6. Thuyết nữ quyền hiện sinh

4.2.7. Thuyết nữ quyền hậu hiện đại

Chương 5.  Vấn đề phụ nữ trong lịch sử Việt Nam (cho đến trước thế kỷ XX)

5.1. Địa vị người phụ nữ trong văn hóa truyền thống

5.1.1. Vấn đề nữ thần và đạo Mẫu ở Việt Nam

5.1.2. Đánh giá vai trò của phụ nữ trong tổ chức đời sống gia đình

5.1.3. Đánh giá vai trò của phụ nữ trong lịch sử đấu tranh của dân tộc

5.2. Những rào cản đối với sự phát triển của người phụ nữ

5.2.1. Ảnh hưởng của Nho giáo

5.2.2. Tác động của những điều kiện sinh hoạt vật chất

5.3. Sự hiện diện của người phụ nữ trong lĩnh vực “công cộng” của xã hội truyền thống

5.3.1. Sự tham gia của phụ nữ trong chính trị và đấu tranh vũ trang (qua một số chân dung nữ anh hùng dân tộc)

5.3.2. Vai trò đối tượng và chủ thể sáng tạo văn hóa của phụ nữ (qua một số biểu tượng nữ và trí thức nữ)

5.3.3. Sự tìm kiếm và xác định vị trí của phụ nữ trong đời sống làng xã (qua sinh hoạt tín ngưỡng)

Chương 6. Vấn đề phụ nữ trong lịch sử Việt Nam (từ đầu thế kỷ XX cho đến nay)

6.1. Ảnh hưởng của những  giá trị văn hóa Phương Tây đối với sự nhận thức về vấn đề phụ nữ

6.1.1. Trong lĩnh vực giáo dục

6.1.2. Trong lĩnh vực văn hóa

6.2. Khai thác thuộc địa và những thay đổi về vai trò, địa vị của người phụ nữ Việt Nam

6.2.1. Trong lĩnh vực kinh tế

6.2.2. Trong sinh hoạt xã hội

6.3. Đảng Cộng sản Việt Nam với vấn đề giải phóng phụ nữ và thực hiện quyền của phụ nữ

6.3.1. Lý luận và tuyên truyền cách mạng của Đảng

6.3.2. Phong trào phụ vận của Đảng

6.4. Vai trò của phụ nữ trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng xã hội mới

6.4.1. Trong chiến đấu

6.4.2. Trong sản xuất

6.4.3. Trong đời sống văn hóa, giáo dục

6.5. Vai trò chủ thể tích cực tham gia vào Đổi mới của phụ nữ

6.5.1. Sự mở rộng vai trò, địa vị của phụ nữ trong thời kỳ Đổi mới

6.5.2. Những thách thức mới đối với phụ nữ trong thời kỳ Đổi mới

Chương 7. Vấn đề phụ nữ trong bối cảnh toàn cầu hóa - Bản sắc giới qua lăng kính một thế giới xuyên quốc gia

7.1. Vấn đề phụ nữ trong thời đại toàn cầu hóa

7.1.1. Những tác nhân tích cực đối với phụ nữ

7.1.2. Những rào cản và thách thức đối với phụ nữ

7.2. Tính xuyên quốc gia của các  phong trào hành động vị nữ

7.2.1. Phân loại các phong trào hành động vị nữ

2.2.2. Những tác nhân thúc đẩy các phong trào hành động vị nữ

7.3. Sự mở rộng của các chủ thể hành động vị nữ - trường hợp Việt Nam

7.3.1. Những đổi mới trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phụ nữ

7.3.2. Tính tích cực của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

7.3.3. Sự tham gia của các nhà nghiên cứu

7.3.4. Vai trò của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ

7.3.5. Sự xuất hiện của những sáng kiến cá nhân và địa phương

6. Học liệu

6.1. Học liệu bắt buộc

1. Tập bài đọc*.

            2. Nguyễn Linh Khiếu (cb): Nghiên cứu và đào tạo giới ở Việt Nam. Nxb. KHXH, H., 1999.

            3. Gloria Bowles & Renate Duelli Klein: Nghiên cứu phụ nữ: Lý thuyết và phương pháp (tuyển dịch của Nguyễn Kim Khánh). Nxb. Phụ nữ, H., 1996.

            4.  Trần Thị Vân Anh & Lê Ngọc Hùng: Phụ nữ, giới và phát triển (tái bản lần thứ nhất, có bổ sung và sửa chữa). Nxb. Phụ nữ, H., 2000.

            5. Lê Thị Nhâm Tuyết: Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại. Nxb. KHXH, H., 1973.

            6. Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (đồng chủ biên): Xã hội học về giới và phát triển. Nxb. ĐHQG, H., 2000.

7. Đưa vấn đề giới vào phát triển: Thông qua sự bình đẳng giới về quyền, nguồn lực và tiếng nói (Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới, bản dịch chữ Việt). Nxb. VH-TT, H., 2001.

6.2. Học liệu tham khảo

8. Trần Thị Minh Đức (cb): Định kiến và phân biệt đối xử theo giới: Lý thuyết và thực tiễn. Nxb. ĐHQG, H., 2006.

9. Nguyễn Linh Khiếu: Nghiên cứu phụ nữ, giới và gia đình. Nxb. KHXH. H., 2003.

10. Ashley Pettus, Between Sacrifice and Desire: National Identity and the Governing of Feminity in Vietnam [Giữa hy sinh và mong ước: Bản sắc quốc gia và sự cai quản tính nữ ở Việt Nam]. Routledge, New York-London, 2003.

11. Inderpal Grewal & Caren Kaplan: An Introduction to Women’s Studies: Gender in a Transnational World [Nhập môn Nghiên cứu phụ nữ: Giới trong một thế giới xuyên quốc gia]. McGraw-Hill Higher Education, Boston, 2002.

12. Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý: Gia đình học. Nxb. Lý luận chính trị, H., 2007.

13. A. Sen: Phát triển là quyền tự do (Lưu Đoàn Huynh, Diệu Bình dịch). CIEM – Nxb. Thống kê, H., 2002

14. Tạp chí Khoa học về phụ nữ (của Viện Gia đình và Giới).

15. Website của Đảng Cộng sản Việt Nam.

16. Website của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

* Ghi chú: HLBB số 1 tập hợp các bài đọc, từ vựng liên quan và một số bài báo nghiên cứu đang được giảng viên triển khai biên soạn, sẽ có khi môn học được chính thức giảng dạy cho đối tượng là sinh viên chính quy ngành Chính trị học và được giảng viên phát cho sinh viên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét