Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

lịch thi tốt nghiệp


1. Môn Chính trị VN - những vấn đề cơ bản (G408, Ca 1 - bắt đầu từ 7h00, ngày 28/5/2012)
2. Chính trị học - những vấn đề cơ bản (G302, Ca 1 - bắt đầu từ 7h00, ngày 30/5/2012).

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Thông báo:

Mình đã trao đổi thông tin với Thầy Dũng để cập nhật thông tin về kế hoạch thi tốt nghiệp như sau:
1. ngày 18/4 : Tiến hành thảo luận môn của Thầy Phú tại văn phong khoa: ( Thầy Phú lên lớp )
- lớp chia thành 4 nhóm để tiến hành thảo luận ( các bạn chủ động liên hệ nhóm)
- đề tài thảo luận là 5 đặc điểm của chính trị Việt Nam đương đại. ( tự chọn 4/5)
- Yêu cầu trình bày slide
2. Ngày 19/4 : Những bạn chưa đi học môn của Thầy văn tại giảng đường nhà M lên gặp Thầy văn để Thầy dạy bù. ( những bạn nghỉ 1 buổi, không đi học, chuyển từ làm khóa luận sang thi.)
3. Ngày 20/4 : Tiến hành học buổi cuối cùng của môn Thầy Văn.
4. Thời gian thi tôt nghiệp là ngày 25/4 và cả 2 môn thi đều thi đề mở.
- Các bạn đi học đầy đủ và thảo luận có chất lượng vì sẽ đánh giá điểm rèn luyện.
- Các bạn chủ động liên hệ nhóm và thông bào thông tin này giúp mình.

MR: Thuận
tel : 0979 417 661

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

GIẤY MỜI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
 



GIẤY MỜI

Với mục đích tăng cường giao lưu với các học giả quốc tế, trao đổi các vấn đề học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu học, Khoa Khoa học Chính trị đã mời GS. Detlef Briesen, trường Đại học Giessen (CHLB Đức), thuyết trình và trao đổi về chủ đề “Hợp tác phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu khu vực, phát triển khu vực và sự bền vững ở châu Âu và Đông Nam Á”.
- Chương trình: 4 buổi, với thời gian và nội dung cụ thể như sau:
+ Buổi 1(từ 8h00-12h00, ngày 14/02/2012): Phân tích không gian như một cách tiếp cận phương pháp luận và lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội và văn hóa: từ nghiên cứu địa phương, khu vực, quốc gia đến toàn cầu và ngược lại.
+ Buổi 2 (từ 8h00-12h00, ngày 15/02/2012): Tính liên ngành của cách tiếp cận khu vực trong các nghiên cứu xã hội và văn hóa: ví dụ nghiên cứu từ lịch sử, địa lý, kinh tế học, nhân học, xã hội học và khoa học chính trị.
+ Buổi 3 (từ 8h00-12h00, ngày 16/02/2012): Những truyền thống/Kinh nghiệm và thể chế của các nghiên cứu khu vực ở châu Âu. Những ví dụ từ Đức, Anh  và Pháp.
+ Buổi 4 (từ 8h00-12h00, ngày 17/02/2012): Sự phát triển khu vực và các “trụ cột” của nó: sự bền vững về sinh thái, kinh tế và những quan hệ xã hội.
            - Địa điểm: phòng 701, nhà E, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
            Ban Chủ nhiệm khoa Khoa học Chính trị trân trọng kính mời các nhà khoa học, các bạn học viên sau đại học và sinh viên quan tâm tham dự các buổi thuyết trình khoa học nói trên.
Rất hân hạnh được đón tiếp Quý vị tham gia Chương trình!


Hà Nội, ngày 06  tháng 02 năm 2012
BAN CHỦ NHIỆM
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ


Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

Bàn về quyền uy


Bàn về quyền uy

Phri-đrích Ăng-ghen

Một vài người xã hội chủ nghĩa, trong thời gian gần đây, đã mở một cuộc viễn chinh chữ thập thực sự chống cái mà họ gọi là nguyên tắc quyền uy. Họ chỉ cần tuyên bố rằng hành vi này hay hành vi nọ có tính chất quyền uy, là đủ để kết tội hành vi đó. Người ta đã hết sức lạm dụng cái lối nhận xét đơn giản đó, cho nên cần phải xét vấn đề kỹ hơn. Quyền uy nói ở đây, có nghĩa là ý chí của người khác mà người ta buộc chúng ta phải tiếp thu; mặt khác, quyền uy lấy sự phục tùng làm tiền đề. Nhưng vì hiện nay, hai tiếng đó nói lên nghe đều không êm tai cả, và mối quan hệ mà hai tiếng đó nói lên lại làm cho bên phải phục tùng thấy khó chịu, bởi vậy cho nên vấn đề đặt ra là: có thể không cần đến quan hệ đó không, và trong điều kiện xã hội hiện nay, chúng ta có thể tạo ra một chế độ xã hội trong đó cái quyền uy ấy mất hết ý nghĩa, do đó mà phải tiêu vong đi không. Xem xét các quan hệ kinh tế, như quan hệ công nghiệp và quan hệ nông nghiệp, hiện đang là cơ sở của xã hội tư sản hiện đại, chúng ta sẽ thấy được rằng những quan hệ đó có xu hướng là ngày càng thay thế hành động phân tán bằng hành động liên hợp cuả nhiều người. Những xưởng nhỏ bé của những người sản xuất phân tán đã được thay thế bằng công nghiệp hiện đại với những công xưởng và nhà máy to lớn, trong đó hàng trăm công nhân điều khiển những máy móc phức tạp chạy bằng hơi nước; những xe ngựa chở người và xe ngựa vận tải trên các đường cái lớn đã nhường chỗ cho những đoàn xe lửa, cũng như các thuyền buồm, thuyền chèo đã nhường chốc cho các tàu thuỷ. Ngay cả trong nông nghiệp, các máy móc và hơi nước ngày càng chiếm địa vị thống trị và thay thế dần dần nhưng chắc chắn những tiểu nông tự canh bằng những nhà đại tư bản dùng công nhân làm thuê để canh tác những khoảnh đất rộng lớn. Như vậy, hành động liên hợp, sự phức tạp hoá các quá trình công tác tuỳ thuộc lẫn nhau, đang thay thế cho hoạt động độc lập của từng cá nhân riêng lẻ. Nhưng hoạt động liên hợp có nghĩa là tổ chức nhau lại, mà tổ chức thì liệu không dùng đến quyền uy được chăng ? 
Giả định rằng một cuộc cách mạng xã hội đã lật đổ bọn tư bản hiện này đang dùng quyền uy để chi phối sản xuất và lưu thông các của cải. Hoàn toàn đứng về phương diện những địch thủ của quyền uy, chúng ta giả định rằng đất đai và công cụ lao động đã trở thành sở hữu tập thể của những công nhân đang sử dụng các thứ đó. Như thế thì liệu quền uy có mất đi không, hay nó chỉ thay đổi hình thức ? Chúng ta hãy xét vấn đề đó. 
Hãy lấy một nhà máy sợi làm thí dụ. Trước khi thành sợi, bông phải trải qua ít ra là 6 động tác liên tiếp nhau, phần lớn những động tác đó đều xảy ra trong các phòng khác nhau. Sau đó, để làm cho máy móc không ngừng hoạt động, người ta lại cần có kỹ sư trông coi máy hơi nước, cần có thợ máy để làm các việc sửa chữa hàng ngày, và nhiều công nhân khác để chuyển sản phẩm từ phòng này sang phòng khác, v.v... Tất cả những người lao động đó, đàn ông, đàn bà và trẻ con, đều bắt buộc phải bắt đầu làm việc vào thời gian do quyền uy của hơi nước quy định mà không kể gì đến quyền tự trị của một cá nhân nào cả. Như vậy là các công nhân trước hết phải thỏa thuận với nhau về thời gian làm việc; một khi định xong thời gian ấy rồi thì tất cả mọi người, không trừ một ai, đều phải nhất luật tuân theo. Sau nữa, trong mỗi phòng, bất cứ lúc nào, cũng lại nảy ra những vấn đề cục bộ về phương pháp sản xuất, về phân phối vật liệu, v.v... Những vấn đề đó đòi hỏi phải được giải quyết tức khắc, nếu không thì toàn bộ sản xuất phải dừng lại ngay. Không kể vấn đề được giải quyết bằng cách nào, được giải quyết bởi quyết định của người được lựa chọn để lãnh đạo mỗi ngành lao động hay trong tình hình có thể được, bằng biểu quyết của đa số, thì ý chí của từng người luôn luôn phải phục tùng; như thế nghĩa là các vấn đề được giải quyết bằng quyền uy. Bộ máy tự động của một nhà máy lớn lại còn chuyên chế hơn nhiều so với tên tư bản nhỏ, sử dụng lao động của công nhân. ít nhất là về mặt giờ giấc, người ta cũng có thể ghi ở cửa các nhà máy đó: Đã vào đây, xin anh hãy vứt bỏ mọi quyền tự do !. Nếu con người nhờ vào khoa học và thiên tài sáng tạo của mình mà chinh phục được các lực lượng tự nhiên, thì các lực lượng tự nhiên trả thù lại bằng cách bắt bản thân con người, trong chừng mực con người sử dụng những lực lượng tự nhiên ấy, phải phục tùng một sự chuyên chế thực sự, bất chấp tổ chức xã hội là như thế nào. Muốn tiêu diệt quyền uy trong đại công nghiệp, chính là muốn tiêu diệt ngay cả bản thân công nghiệp, chính là tiêu diệt nhà máy sợi để quay về với cái xa kéo sợi. 
Hãy lấy một ví dụ khác là xe lửa. ở đây cũng thế, sự hợp tác của số rất đông người là tuyệt đối cần thiết: sự hợp tác này phải được thực hiện trong những giờ phút quy định một cách rất chính xác, để tránh xẩy ra tai nạn. ở đây cũng thế, điều kiện trước hết của công việc là phải có một ý chí có quyền chi phối để giải quyết mọi vấn đề thuộc phạm vi chi phối của mình, không kể rằng đại biểu cho ý chí là một người được chọn ra hay là một ban có trách nhiệm chấp hành những quyết định của đa số những người hữu quan. Trong trường hợp này hay trường hợp kia, đều có một quyền uy biểu hiện rõ rệt. Hơn nữa: nếu thủ tiêu quyền uy của các nhân viên xe lửa đối với các ngài hành khách thì đoàn tàu cho chạy đầu tiên kia sẽ ra sao? 
Nhưng trên một tàu đi giữa biển cả thì lại càng thấy rõ hơn hết là cần phải có quyền uy, hơn nữa phải có một quyền uy độc đoán nhất. Trên tàu, gặp lúc nguy biến thì sinh mệnh của mọi người phụ thuộc vào sự phục tùng tức khắc và không điều kiện của tất cả mọi người vào ý chí của một người. 
Nếu tôi đưa những lý lẽ đó ra để chống lại những kẻ phản đối quyền uy một cách ngoan cố nhất thì họ cũng chỉ có thể trả lời tôi như sau: "Phải đấy ! nói thế đúng; nhưng ở đây không phải là quyền uy mà chúng ta trao cho đại biểu của chúng ta, mà là một sự uỷ nhiệm nào đó thôi !". Những kẻ đó tưởng rằng cứ thay đổi tên gọi, là có thể thay đổi được sự vật. Các nhà tư tưởng thâm thuý đó quả là đã chế nhạo chúng ta. 
Như thế, chúng ta vừa thấy được rằng một mặt, một quyền uy nhất định, không kể quyền uy đó đã được tạo ra bằng cách nào, và mặt khác, một sự phục tùng nhất định, đều là những điều mà trong bất cứ tổ chức xã hội nào, cũng đều do những điều kiện vật chất trong đó tiến hành sản xuất và lưu thông sản phẩm, làm cho trở thành tất yếu đối với chúng ta. 
Mặt khác, chúng ta đã thấy rằng những điều kiện vật chất để sản xuất và lưu thông không thể không trở thành phức tạp, đồng thời với sự phát triển của đại công nghiệp và đại nông nghiệp, và những điều kiện ấy đều có xu hướng ngày càng mở rộng phạm vi của quyền uy đó. Vì vậy, thật là vô lý, nếu trình bày nguyên tắc quyền uy là một nguyên tắc hoàn toàn xấu xa và nguyên tắc tự trị là một nguyên tắc hoàn toàn tốt. Quyền uy và tự trị là những điều tương đối mà phạm vi áp dụng thì tuỳ theo những giai đoạn khác nhau của sự phát triển xã hội mà thay đổi. Nếu những người chủ trương tự trị chỉ muốn nói rằng tổ chức xã hội tương lai sẽ chỉ để cho quyền uy được tồn tại trong những giới hạn do những điều kiện sản xuất tất nhiên phải quy định, - nếu họ nói thế thì chúng ta có thể đồng ý với họ được. Nhưng họ lại nhắm mắt trước tất cả những sự việc khiến cho quyền uy trở thành cần thiết và họ cứ lao vào phản đối danh từ. 
Tại sao những người phản đối quyền uy lại không chỉ kêu gào chống quyền uy chính trị, chống nhà nước không thôi ? Tất cả mọi người xã hội chủ nghĩa đều đồng ý công nhận rằng nhà nước và cùng với nhà nước là quyền uy chính trị, sẽ mất đi sau cuộc cách mạng xã hội tương lai, nghĩa là những chức năng xã hội sẽ mất tính chất chính trị và sẽ biện thành những chức năng quản lý đơn thuần chăm lo đến lợi ích của xã hội. Song những người phản đối quyền uy lại đòi phải lập tức xoá bỏ nhà nước chính trị có tính chất quyền uy, ngay cả trước khi xoá bỏ quyền uy. Các ngài ấy đã bao giờ nhìn thấy một cuộc cách mạng chưa ? Cách mạng chắc chắn là một cái có quyền uy nhất, cách mạng là một hành vi trong đó một bộ phận dân cư dùng súng, lưỡi lê, đại bác, tức là những thủ đoạn quyền uy phi thường, để cưỡng bức một bộ phận khác phải phục tùng ý chí của mình. Đảng chiến thắng không thể không dùng vũ khí của mình làm cho bọn phản động phải khiếp sợ để duy trì quyền thống trị của mình. Nếu Công xã Pa-ri không dùng quyền uy của nhân dân vũ trang để chống lại giai cấp tư sản thì liệu nó có thể đứng vững được quá một ngày không ? Trái lại, lẽ nào chúng ta lại không thể trách Công xã là đã dùng quyền uy đó quá ít, hay sao ? 
Như vậy, hoặc là phải thế này hoặc là phải thế kia. Hoặc là những người phản đối quyền uy tự họ không hiểu được những người phản đối quyền uy tự họ không hiểu được những lời họ nói, và như thế thì họ chỉ gieo rắc những quan niệm hồ đồ mà thôi. Hoặc là họ hiểu thì như thế là họ phản bội sự nhgiệp của giai cấp vô sản. Trong cả hai trường hợp, họ chỉ phục vụ cho phe phản động mà thôi.

Các Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, t. 18, tr. 305-308
Viết vào giữa tháng mười 1872 C. Mác và Ph. Ăng-ghen và tháng ba 1873 Toàn tập, t. 18, tr. 305-308 
Almanacco Repubblicano perpanno 1874 
Dịch từ tiếng ý


--
KHCT numberone

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Câu hỏi và slide bài giảng môn quyền lực chính trị

mọi người down về nhé.
Đây là câu hỏi nha.

hj. có 12 câu tất cả.
10. những nguyên tắc chính của QLCT. hãy giải thích vì sao QLCT phải được tập trung đủ mức và kiểm soát ?
11. khái niệm kiểm soát QLCT? trình bày và giải thích cơ chế kiểm soát quyền lực chính trị?
12. các yếu tố của hệ thống QLCT? Vì sao đảng chính trị và nhà nước là 2 yếu tố chính của hệ thống QLCT?

và đây là slide bài giảng:

http://www.mediafire.com/?i4wdqenbdaq9p7h

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Chuẩn bị đăng ký môn học nhé


từ mail của sinh viên.

KẾ HOẠCH TỐT NGHIỆP KHOÁ K53 – Chính trị học


TRƯƠNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
-------------------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


KẾ HOẠCH TỐT NGHIỆP KHOÁ K53 – CTH


1. Kế hoạch làm KLTN & học môn tương đương KLTN
1.1. Đối tượng sinh viên đủ điều kiện làm KLTN

TT
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
THỜI GIAN THỰC HIỆN
GHI CHÚ
1.       
Khoa làm công tác chuẩn bị (thống kê điểm TBC, Thời lượng tích luỹ, số GV của khoa)
15-21/11/2011

2.       
Khoa làm công tác tư vấn
25- 30/11/2011

3.       
Sinh viên đăng ký đề tài KLTN, GVHD
01-15/12/2011

4.       
Khoa ra quyết định Tên KLTN, GVHD
16-30/12/2011

5.       
Sinh viên thực hiện KLTN dưới sự hướng dẫn của GVHD
01/01/2012-02/5/2012

6.       
Sinh viên nộp KLTN
04/5/2012

7.       
Khoa tổ chức chấm KLTN
04-10/5/2012

8.       
Tổ chức bảo vệ KLTN
15/5/2012


1.2. Đối tượng sinh viên học môn tương đương KLTN

TT
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
THỜI GIAN THỰC HIỆN
GHI CHÚ
1.       
Sinh viên đăng ký môn học theo lịch của Nhà trường
01-23/12/2011

2.       
Sinh viên học học kỳ 7 tuần, trong đó:
+ 2 tuần đầu học lý thuyết trên lớp
+ 4 tuần tiếp theo tự học ở nhà
+ 1 tuần cuối cùng thảo luận trên lớp
01/2-23/3/2012

3.       
Thi hết môn
   Dự kiến tháng 4/2012


2. Kế hoạch Thực tập tốt nghiệp
- Tổng thời gian sinh viên thực hiện nhiệm vụ thực tập:           35 ngày (không tính thứ 7 và CN)
- Từ ngày 01/2/2012 đến ngày 10/2/2012:
+ Khoa làm các thủ tục tổ chức đoàn thực tập, đề nghị Nhà trường ra Quyết định thành lập đoàn thực tập; phân công giáo viên hướng dẫn.
+ Khoa và giáo viên hướng dẫn sinh viên hoàn chỉnh Hồ sơ thực tập, bao gồm: Kế hoạch thực tập của sinh viên, Giấy giới thiệu, Bảng chấm công của cơ sở thực tập, Phiếu đánh giá của giáo viên hướng dẫn, Phiếu đánh giá của cơ sở thực tập.
+ Khoa tổ chức một số buổi tập huấn kỹ năng cho sinh viên.
- Từ ngày 13/2/2012 đến ngày 30/3/2012:
+ Sinh viên triển khai Kế hoạch thực tập của sinh viên.
+ Thực hiện các công việc theo phân công của cơ sở thực tập.
+ Ngày 20/2/2012 sinh viên nộp Đề cương báo cáo thực tập cho giáo viên hướng dẫn.
+ Xin đầy đủ các xác nhận cần thiết.
- Từ ngày 02/4/2012 đến ngày 09/4/2012: Sinh viên hoàn thiện báo cáo tổng hợp kết quả thực tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Ngày 10/4/2012: Sinh viên nộp báo cáo và Hồ sơ thực tập đã có đầy đủ xác nhận.
- Tổ chức chấm Báo cáo Thực tập tốt nghiệp: 12-16/4/2012.

KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

P/S: Kế hoạch trên mới chỉ là dự kiến của khoa.