Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC : LÝ LUẬN VỀ DÂN CHỦ VÀ NHÂN QUYỀN


1. Thông tin về giảng viên

1.1. Thông tin giảng viên 1

- Họ và tên: Phùng Hữu Phú

            - Chức danh, học hàm, học vị: Giáo sư, tiến sĩ

- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học

- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Khoa học Chính trị, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tầng 2, nhà C, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

            - Điện thoại: (CQ): 04.38588173

            - Email: khct.dh@gmail.com

            - Các hướng nghiên cứu chính:

+ Chính trị học

+ Lịch sử Việt Nam hiện đại

+ Hồ Chí Minh học

+ Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

+ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

1.2. Thông tin giảng viên 2

- Họ và tên: Đoàn Trường Thụ

- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ, giảng viên

- Thời gian, địa điểm làm việc: sẽ thông báo vào buổi học đầu tiên của môn học

- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Khoa học Chính trị, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tầng 2, nhà C, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: (DĐ): 0988715428

- Email: thuha428@yahoo.com

- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Lịch sử các học thuyết chính trị

            + Chính trị học đại cương

            + Lý luận về dân chủ và nhân quyền

            + Phụ nữ, chủ nghĩa nữ quyền và chính trị

            + Chính trị Việt Nam thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

2. Thông tin chung về môn học

- Tên môn học: Lý luận về dân chủ nhân quyền

- Mã môn học: POL3010

- Số tín chỉ: 03

- Môn học: bắt buộc

- Các môn học tiên quyết: Chính trị học đại cương  

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

                        + Lý thuyết:                         28                               

+ Thảo luận:                          12

+ Thực hành:                         02

                        + Tự học xác định:               03

- Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Khoa học Chính trị, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tầng 2, nhà C, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

3. Mục tiêu của môn học

            Trang bị cho sinh viên những phương pháp tiếp cận khoa học và kiến thức cơ bản về dân chủ và quyền con người, từ đó có thể vận dụng đúng đắn và sáng tạo trong nghiên cứu và hoạt động thực tiễn.

- Về kiến thức

Sinh viên nắm được:

+ Những phạm trù, khái niệm cơ bản về dân chủquyền con người.

+ Mối liên hệ có tính tất yếu giữa dân chủ và quyền con người.

+ Quan điểm của Đảng, pháp luật, chính sách của nhà nước ta về dân chủ và quyền con người.

- Về kỹ năng

+ Sinh viên nắm được kỹ năng trình bày, phân tích một vấn đề chính trị - xã hội.

+ Có khả năng làm việc theo nhóm.

+ Hình thành tư duy độc lập trong phân tích, nhận diện đúng bản chất của các sự kiện chính trị - xã hội.

- Về thái độ

Giúp cho sinh viên có thái độ đúng đắn, bản lĩnh chính trị vững vàng trong nhận thức và ứng xử với các sự kiện chính trị xã hội trên cương vị một người trí thức trẻ biết tôn trọng dân chủ và quyền con người.

4. Tóm tắt nội dung môn học

Môn học nghiên cứu lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về dân chủ và quyền con người như: bản chất của dân chủ, bản chất của quyền con người, những quan niệm khác nhau trong lịch sử về dân chủ và quyền con người, mối liên hệ tất yếu giữa dân chủ và quyền con người, quyền công dân...

Môn học còn trang bị cho sinh viên những hiểu biết về quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam hiện nay trên lĩnh vực dân chủ và quyền con người.

5. Nội dung chi tiết môn học

Chương 1. Lý luận về dân chủ và quyền con người - đối tượng và phương pháp nghiên cứu

1.1. Nhận thức chung về dân chủ

1.1.1. Lược sử dân chủ

1.1.2. Bản chất của dân chủ

1.2.  Nhận thức chung về quyền con người

1.2.1. Nguồn gốc, bản chất và nội dung của quyền con người

- Sự ra đời quyền con người trong lịch sử

- Bản chất quyền con người

1.2.2. Tính quy luật và xu hướng phát triển của quyền con người trong lịch sử nhân loại

1.3. Mối liên hệ tất yếu giữa dân chủ và quyền con người

1.3.1. Dân chủ là môi trường phát triển của quyền con người

1.3.2. Quyền con người là bước phát  triển của dân chủ

1.4. Phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Phương pháp luận triết học Mác - Lênin

1.3.2. Phương pháp đặc thù  của lý luận dân chủ và quyền con người

Chương 2. Dân chủ và quyền con người trong lịch sử

2.1. Nguồn gốc hình thành dân chủ và quyền con người

2.1.1. Nguồn gốc hình thành dân chủ

2.1.2. Nguồn gốc hình thành quyền con người

2.2.  Các quan niệm về dân chủ và quyền con người trong lịch sử

2.2.1. Các quan niệm về quyền con người

2.2.2. Các quan niệm về dân chủ

2.3. Dân chủ và quyền con người trong lịch sử Việt Nam

Chương 3. Các chế độ dân chủ trong lịch sử

3.1. Dân chủ Athens

3.2. Dân chủ tư sản

3.3. Dân chủ xã hội chủ nghĩa

Chương 4. Những quy định quốc tế về quyền con người

4.1.  Quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia

4.1.1. Những cách hiểu khác nhau

4.1.2. Quam điểm phổ biến hiện nay

4.2. Pháp luật quốc tế về quyền con người

4.2.1. Những văn kiện cơ bản

4.2.2. Cơ chế đảm bảo quyền con người thông qua luật quốc tế

4.3. Việt Nam tham gia các công ước quốc tế về quyền con người

Chương 5. Dân chủ và quyền con người trong quan điểm của Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh


5.1. Quan điểm Mác - Lênin về dân chủ và quyền con người

5.1.1. Về khái niệm dân chủ và quyền con người

5.1.2. Về tính quyết định của phương thức sản xuất đối với sự hình thành dân chủ và quyền con người

5.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và quyền con người

5.2.1. Về cách tiếp cận vấn đề dân chủ và quyền con người của Hồ Chí Minh

5.2.2. Về sự kế thừa và sáng tạo của Hồ Chí Minh đối với những tư tưởng dân chủ và quyền con người

Chương 6. Quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về dân chủ và quyền con người


6.1. Những quan điểm cơ bản

6.1.1. Về dân chủ

6.1.2. Về quyền con người

6.2. Một số vấn đề đặt ra và những giải pháp cơ bản

6.2.1. Một số vấn đề đặt ra

6.2.2. Một số giải pháp cơ bản thực thi dân chủ và quyền con người

6. Học liệu

6.1. Học liệu bắt buộc

1. Ngô Huy Cương: Dân chủ và pháp luật dân chủ. Nxb. Tư pháp, H., 2006.

2. Nguyễn Văn Vĩnh: Triết học chính trị về quyền con người. Nxb. CTQG, H., 2005.

3. Phạm Ngọc Anh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người. Nxb. CTQG, H., 2005.

4. Trần Ngọc Đường: Bàn về quyền con người, quyền công dân. Nxb. CTQG, H., 2003.

6.2.  Học liệu tham khảo

5. Chu Hồng Thanh: Tìm hiểu vấn đề nhân quyền trong thế giới hiện đại. Nxb. Lao động, H., 1996.

6. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Viện thông tin khoa học & Vụ hợp tác quốc tế): Phát triển và quyền con người. H., 1996.

7. Trung tâm nghiên cứu quyền con người & Viện thông tin khoa học thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Văn kiện quốc tế về quyền con người. H., 2000.

8. Jacques Mourgon: Quyền con người. Nxb. Đại học Pháp, xuất bản lần thứ năm – tháng 1-1990, H., 1995.

9. Plato-Xenophon: Socrates tự biện. Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2006.

10. Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Hội nghiên cứu quyền con người Trung Quốc: Quyền con người ở Trung Quốc và Việt Nam (truyền thống, lý luận và thực tiễn). Nxb. CTQG, H., 2003.

11. Gioócgiơ Mác-se: Dân chủ. Nxb. Sự thật, H., 1992.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét