Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ XÃ HỘI CÔNG DÂN




 


1. Thông tin về giảng viên            


1.1. Thông tin về giảng viên 1

- Họ và tên: Trần Ngọc Liêu

- Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên

- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Khoa học Quản lý, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tầng 1, nhà B, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại (CQ): 04.35589436               

- Email: lieu_tranngoc@yahoo.com.vn

- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Chủ nghĩa duy vật lịch sử

+ Triết học chính trị

+ Triết học quản lý

1.2. Thông tin về giảng viên 2

- Họ tên: Lại Quốc Khánh

- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ, giảng viên

- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học

- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Khoa học Chính trị, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tầng 2, nhà C, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: (CQ): 04.38588173; (DĐ): 0914871733

- Email: khanhlq.ussh.pol@hotmail.com

- Các hướng nghiên cứu chính:

            + Hồ Chí Minh học

            + Chính trị học đại cương

            + Lịch sử học thuyết chính trị

2. Thông tin chung về môn học

- Tên môn học: Nhà nước pháp quyền và xã hội công dân

- Mã môn học:  POL3014

- Số tín chỉ: 03

- Môn học: bắt buộc

- Môn học tiên quyết: Chính trị học đại cương

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

            + Lý thuyết:              30       

            + Thảo luận:              12       

            + Tự học:                   03

- Địa chỉ Bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Khoa học Chính trị, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tầng 2, nhà C, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

3. Mục tiêu của môn học

Trang bị cho người học những tri thức cơ bản về nhà nước pháp quyền và xã hội công dân, từ đó xác lập cơ sở lý luận và phương pháp luận cho quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

- Về kiến thức

Trang bị cho người học những kiến thức về:

+ Quan niệm về nhà nước pháp quyền trong lịch sử.

+ Tiếp cận mác xít về nhà nước pháp quyền.

+ Bản chất của nhà nước pháp quyền.

+ Quan niệm về xã hội công dân trong lịch sử.

+ Tiếp cận mác - xít về xã hội công dân.

+ Bản chất của xã hội công dân.

+ Sự thống nhất biện chứng giữa nhà nước pháp quyền và xã hội công dân.

+ Thực trạng xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

+ Phương hướng và giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

- Về kỹ năng

+ Trang bị cho người học những kỹ năng về phân tích và đánh gía trên lập trường mác xít để nhận diện đúng bản chất của những vấn đề phức tạp trong đời sống chính trị - xã hội (nhà nước, nhà nước pháp quyền, nhà nước pháp quyền tư sản, nhà nước pháp quyền XHCN, xã hội công dân, xã hội dân sự, v.v.).

+ Trang bị kỹ năng xây dựng phương pháp luận khoa học đối với thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

- Về thái độ

+ Giúp cho người học có được thái độ khách quan và khoa học trong việc nhận thức những giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền và xã hội công dân của các nước tư bản.

+ Giúp cho người học có thái độ khách quan và khoa học trong việc vận dụng những thành tựu và phê phán những hạn chế của nhà nước pháp quyền và xã hội công dân của các nước tư bản trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

4. Tóm tắt nội dung môn học

Trang bị cho người học hệ thống tri thức liên quan tới: các quan niệm về nhà nước pháp quyền trong lịch sử; tiếp cận mác xít về nhà nước pháp quyền; bản chất của nhà nước pháp quyền; đặc trưng của nhà nước pháp quyền tư sản; đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; các quan niệm về xã hội công dân trong lịch sử; tiếp cận mác - xít về xã hội công dân; đặc trưng của xã hội công dân của xã hội tư bản và xã hội chủ nghĩa; sự thống nhất biện chứng của nhà nước pháp quyền và xã hội công dân; vai trò quyết định của xã hội công dân đối với sự hình thành và phát triển của nhà nước pháp quyền; tác động ngược lại của nhà nước pháp quyền đối với xã hội công dân; phương hướng và giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

5. Nội dung chi tiết môn học

Chương 1. Khái luận về nhà nước pháp quyền


1.1. Khái lược quan niệm về nhà nước pháp quyền trong lịch sử

1.1.1. Những tư tưởng sơ khai về nhà nước pháp quyền thời cổ đại

1.1.2. Một số lý thuyết về nhà nước pháp quyền thời cận, hiện đại

1.1.3. Một số lý thuyết về nhà nước pháp quyền đương đại

1.2. Tiếp cận mác - xít về nhà nước pháp quyền

1.2.1. Tiếp cận của Mác - Ăngghen về nhà nước pháp quyền

1.2.2. Tiếp cận của Lênin về nhà nước pháp quyền



1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước “của dân, do dân, vì dân”

1.3. Bản chất của nhà nước pháp quyền

1.3.1. Khái niệm nhà nước, pháp quyền và nhà nước pháp quyền

1.3.2. Những dấu hiệu đặc trưng của nhà nước pháp quyền

1.3.3. Nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Chương 2. Khái luận về xã hội công dân


2.1. Khái lược quan niệm về xã hội công dân trong lịch sử

2.1.1. Quan niệm về xã hội công dân thời cổ đại

2.1.2. Quan niệm về xã hội công dân thời cận hiện đại

2.1.3. Quan niệm về xã hội công dân thời đương đại

2.2. Tiếp cận mác - xít về xã hội công dân

2.2.1. Học thuyết Hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác



2.2.2. Sự phê phán của Mác đối với các nhà triết học cổ điển Đức trong quan niệm về xã hội công dân

2.3. Bản chất của xã hội công dân

2.3.1. Khái niệm “Xã hội”, “Xã hội dân sự” và “Xã hội công dân”

2.3.2. Đặc trưng của xã hội công dân

2.3.3. Điều kiện ra đời của xã hội công dân

Chương 3. Mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền và xã hội công dân


3.1. Sự thống nhất biện chứng giữa nhà nước pháp quyền và xã hội công dân

3.1.1. Nhà nước pháp quyền và xã hội công dân là hai mặt đối lập của chỉnh thể xã hội hiện đại

3.1.2. Sự thống nhất giữa nhân tố chính trị và  nhân tố kinh tế

3.1.3. Sự thống nhất giữa phương tiện và mục đích của sự phát triển xã hội

3.2. Vai trò của quyết định của xã hội công dân đối với nhà nước pháp quyền

3.2.1. Xã hội công dân là cơ sở cho sự hình thành, tồn tại và biến đổi của nhà nước pháp quyền

3.2.2. Xã hội công dân là động lực phát triển của nhà nước pháp quyền

3.2.3. Xã hội công dân là mục đích của nhà nước pháp quyền

3.3. Tác động ngược lại của nhà nước pháp quyền đối với xã hội công dân

3.3.1. Tác động thúc đẩy

3.3.2. Tác động kìm hãm

Chương 4. Xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội XHCN ở Việt Nam


4.1. Thực trạng xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

4.1.1. Thực trạng nhận thức về nhà nước pháp quyền

4.1.2. Thực trạng xây dựng nhà nước pháp quyền trong hiện thực

4.2. Thực trạng xây dựng xã hội XHCN ở Việt Nam

4.2.1. Thực trạng nhận thức về xã hội công dân và xã hội công dân trong chế độ XHCN

4.2.2. Thực trạng xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

4.3. Quan điểm và giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

4.3.1. Quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

4.3.2. Giải pháp xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

6. Học liệu

6.1. Học liệu bắt buộc

1. Trần Ngọc Liêu, Lại Quốc Khánh: Đề cương bài giảng Nhà nước pháp quyền và xã hội công dân.

2. Nguyễn Văn Niên: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb. CTQG, H., 1996.

3. Trần Hậu Thành: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nxb. LLCT, H., 2005.

4. Bùi Xuân Đức: Đổi mới, hoàn thiện Bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Nxb. Tư pháp, H., 2007.

6.2. Học liệu tham khảo

5. Lê Minh Quân: Xây dựng nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Nxb. CTQG, H., 2003.

6. Đoàn Trọng Truyến: Cải cách hành chính và công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nxb. Tư pháp, H., 2006

7. Nguyễn Trọng Thóc: Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Nxb. CTQG, H., 2005

8. Nguyễn Trọng Chuẩn và Đỗ Minh Hợp: Triết học pháp quyền của Hê ghen. Nxb. CTQG, H., 2002.

2 nhận xét:

  1. Các bạn ơi! Có tài liệu về tư tưởng dân chủ không cho mình xin với?

    Trả lờiXóa
  2. Mail của mình: philosophy.hv.ud@gmail.com

    Trả lờiXóa