Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: LÝ LUẬN VỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN






1. Thông tin về giảng viên

1.1. Thông tin về giảng viên 1

- Họ và tên: Mạch Quang Thắng

- Chức danh, học hàm, học vị: Giáo sư, tiến sĩ, giảng viên cao cấp

- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học

- Địa điểm làm việc: Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, số số 135, Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội

- Địa chỉ liên hệ: Như địa điểm làm việc, hoặc nhà riêng: số nhà 19-2, ngách 2, ngõ Hoàng 6, đường Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội

- Điện thoại (CQ): 04.37568523; (NR): 04.37542 447; (DĐ): 0913081935 


- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Nghiên cứu lý luận về đảng chính trị

+ Nghiên cứu đảng cầm quyền

+ Nghiên cứu về Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó đi sâu nghiên cứu những quan điểm của Hồ Chí Minh về đảng cộng sản và về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam

1.2. Thông tin về giảng viên 2

-  Họ và tên: Trần Duy Hưng

- Chức danh, học vị: Giảng viên, Thạc sĩ

- Địa chỉ: Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, nhà A14, số 135, Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội

- Điện thoại: (CQ): 04.37543418; (NR): 04.37648300; (DĐ): 0985258797


- Các hướng nghiên cứu chính:

            + Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

            + Lý luận về đảng cầm quyền

1.3. Thông tin về giảng viên 3

- Họ và tên: Phạm Quốc Thành     

- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ, giảng viên

- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học

- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Khoa học Chính trị, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tầng 2, nhà C, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: (CQ): 04.38588173; (DĐ): 0912010021

- Email: thanh.pham131@gmail.com

- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Chính sách đối ngoại của Việt Nam

+ Lý luận về đảng cầm quyền

2. Thông tin chung về môn học

            - Tên môn học: Lý luận về đảng cầm quyền

- Mã môn học: POL3013

- Số tín chỉ: 02

- Môn học: bắt buộc           

            - Các môn học tiên quyết: Chính trị học đại cương

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

           + Nghe giảng lý thuyết:                               18

           + Thảo luận:                                                  08

           + Tự học:                                                       04

- Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Khoa học Chính trị, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tầng 2, nhà C, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

3. Mục tiêu môn học

- Về kiến thức

+ Hiểu được những vấn đề cơ bản về vấn đề đảng chính trị; những quan điểm cơ bản của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học về đảng cộng sản; hiểu được những vấn đề cơ bản lý luận về chính đảng cầm quyền.

+ Nắm được những vấn đề về quá trình hình thành, hoạt động của đảng cầm quyền trong tiến trình lịch sử chính trị thế giới, vị trí, vai trò của đảng cầm quyền trong hệ thống chính trị thế giới.

+ Nắm được sự tác động, sự chi phối quyền lực chính trị của đảng cầm quyền trong xã hội hiện đại và xu hướng vận động của đảng cầm cầm quyền trong sự phát triển của các nền dân chủ.

- Về kỹ năng

+ Góp phần rèn luyện năng lực tư duy lí luận cho sinh viên trong khoa học chính trị nói chung và trong vấn đề đảng chính trị cầm quyền nói riêng.

+ Trau dồi kỹ năng xử lý các thông tin có liên quan đến vấn đề đảng cầm quyền và thảo luận trong nhóm để nghiên cứu, phân tích, bình luận chính trị về các văn kiện, các thông tin về đảng cầm quyền; góp phần xây dựng kỹ năng trình bày, thuyết trình một số vấn đề lý luận về đảng cầm quyền.

+ Có kỹ năng vận dụng những tri thức đã học, nghiên cứu để phân tích các vấn đề về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền đồng thời có kỹ năng phê phán, trên cơ sở khoa học, những quan điểm không đúng về Đảng Cộng sản Việt Nam - đảng duy nhất trong xã hội Việt Nam và đóng vai trò cầm quyền từ năm 1945.

- Về thái độ

+ Góp phần làm cho sinh viên hiểu và tin tưởng cơ chế vận hành của hệ thống chính trị của nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, tin vào bản chất khoa học và cách mạng của Đảng cầm quyền trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam.

+ Có thái độ tích cực góp phần xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền Việt Nam, làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.  



4. Tóm tắt nội dung môn học

Nội dung môn học bao gồm các mảng kiến thức cơ bản sau đây:

- Tổng quát về môn học Lý luận về đảng cầm quyền: Giới thiệu cho sinh viên những vấn đề cơ bản nhất về đảng cầm quyền. Tên của môn học là “Lý luận về đảng cầm quyền” không có nghĩa là chỉ là thuần tuý lý luận mà là lý luận đó được đúc kết qua thực tế. Mặt khác, nghiên cứu đảng cầm quyền cần đặt trong tổng thể của vấn đề đảng chính trị nói chung. Từ cái chung của đảng chính trị, đảng chính trị cầm quyền, sẽ đi vào một vấn đề cụ thể hơn, đó là vấn đề Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền.

            + Bắt đầu từ cái chung nhất là các bộ khái niệm khoa học, trên giác độ chính trị học.

            + Từ những vấn đề chung về lý luận đảng chính trị, có cái phông bao quát về đảng chính trị, đi đến các vấn đề đảng cầm quyền.

            + Từ những vấn đề lý luận, liên hệ phân tích, bình luận chính trị về đẩng chính trị cầm quyền trong xã hội hiện đại, nhất là trong thời điểm sinh viên đang nghiên cứu, học tập vấn đề này. Toàn bộ môn học là những kiến thức mở, người học trau dồi năng lực tư duy để phân tích những vấn đề đặt ra, không theo một cái khuôn định sẵn, không áp đặt, kể cả những vấn đề khái niệm.

            - Mảng kiến thức cụ thể về đối tượng của môn học: Giới thiệu cho sinh viên một số vấn đề cơ bản trong vấn đề đảng chính trị nói chung, từ khái niệm khoa học đến quá trình hình thành, hoạt động, các loại hình, v.v. Sinh viên hiểu được những vấn đề cơ bản về đảng cộng sản, trong quan hệ so sánh với các đảng chính trị phi cộng sản; hiểu được những quan điểm cơ bản nhất của C. Mác, Ph. Ăngghen, V. I. Lênin và Hồ Chí Minh về đảng cộng sản và về Đảng Cộng sản Việt Nam. Phần trọng tâm là giới thiệu, gợi mở cho sinh viên về vấn đề đảng chính trị cầm quyền, những vấn đề: khái niệm khoa học, những điều kiện cầm quyền, tính chất, đặc điểm cầm quyền, các loại hình đảng cầm quyền, những hoạt động chung nhất của đảng cầm quyền, những xu hướng vận động của các đảng cầm quyền hiện nay trên thế giới. Giới thiệu cho sinh viên về vấn đề đảng cầm quyền ở Việt nam - Đảng Cộng sản Việt Nam - cũng như tổng quan về nghiên cứu vấn đề đảng cầm quyền ở Việt Nam.

            - Mảng kiến thức liên hệ thực tế: Giới thiệu cho sinh viên một số vấn đề về vận dụng những kiến thức đã được giới thiệu, đã nghiên cứu để phân tích, bình luận về một số đảng cầm quyền trên thế giới; về mối quan hệ giữa các đảng cầm quyền trên thế giới, trong đó có mối quan hệ giữa đảng Cộng sản Việt nam hiện nay với a) các đảng cầm quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa còn lại hiện nay; b) các đảng cầm quyền khác. Sinh viên liên hệ thực tế để thấy được xu hướng vận động, phát triển của các đảng cầm quyền trên thế giới trong tình hình hiện thời (lúc sinh viên học môn học này).

5. Nội dung chi tiết môn học

Chương 1. Những vấn đề chung về đảng chính trị

1.1. Khái niệm đảng chính trị

1.1.1. Một số khái niệm theo giác độ chính trị học

1.1.2. Định nghĩa đảng chính trị

1.1.3. Bản chất đảng chính trị

- Bản chất giai cấp và sự trung thành trong việc bảo vệ lợi ích giai cấp

- Tính xã hội hoá của các đảng chính trị

1.2. Khái lược về lịch sử hình thành các đảng chính trị trên thế giới

1.2.1. Những điều kiện cho sự ra đời của đảng chính trị

- Hoàn cảnh xã hội

-. Đấu tranh giai cấp

1.2.2. Tiêu chí đảng chính trị

1.2.3. Một số mô hình đảng chính trị tiêu biểu trên thế giới (về loại hình)

- Khái lược một số đảng chính trị trên thế giới Nga, Hoa Kỳ, Anh, Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp

- Phân loại các đảng chính trị trên thế giới

+ Phân loại theo giai cấp

+ Phân loại theo xã hội nhiều đảng hay một đảng

1.3. Vị trí, vai trò của các đảng chính trị trong xã hội

1.3.1. Vị trí của các đảng chính trị trong hệ thống chính trị và trong xã hội

- Trong hệ thống chính trị

- Trong toàn xã hội

1.3.2. Vai trò của các đảng chính trị

- Thúc đẩy tích cực hoặc tiêu cực tới sự phát triển của xã hội

- Tác động đến nền dân chủ của xã hội

Chương 2. Đảng chính trị cầm quyền

2.1. Khái niệm, điều kiện đảng chính trị cầm quyền

2.1.1. Phân tích các khái niệm

2.1.2. Quá trình đảng chính trị trở thành đảng cầm quyền

- Những điều kiện chung để đảng chính trị trở thành đảng cầm quyền

- Những điều kiện cụ thể của một số đảng chính trị trên thế giới trở thành đảng cầm quyền

2.2. Hoạt động của đảng chính trị cầm quyền

2.2.1. Hoạt động trong nghị trường

2.2.2. Vai trò của các đảng cầm quyền đối với các cơ quan, bộ máy nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp)

2.2.3. Hoạt động đối với xã hội (đặc biệt là đối với tranh cử)

2.3. Các loại hình đảng chính trị cầm quyền hiện nay và xu hướng vận động của chúng

2.3.1. Sự vận động của các đảng chính trị trong chế độ đa nguyên chính trị và đa đảng (hoạt động tranh cử bằng con đường nghị viện)

2.3.2. Sự vận động của các đảng chính trị để giành chính quyền bằng con đường phi nghị viện

2.3.3. Đảng chính trị duy nhất trong xã hội và đóng vai trò cầm quyền

2.3.4. Đảng cộng sản cầm quyền

Chương 3. Đảng chính trị cầm quyền ở Việt Nam

3.1. Nền tảng lý luận của đảng cộng sản cầm quyền

3.1.1. Đảng cộng sản ra đời là kết quả của chủ nghĩa xã hội khoa học với lý luận Mác - Lênin

3.1.2. Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về đảng cộng sản (chủ yếu trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, công bố tháng 2 năm 1848)

3.1.3. Quan điểm của V.I.Lênin về đảng cộng sản (đảng kiểu mới của giai cấp vô sản)

3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam

3.2.1. Quan điểm: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam

3.2.2. Thực hiện tốt các nguyên tắc xây dựng Đảng

- Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động

- Tập trung dân chủ

- Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

- Tự phê bình và phê bình

- Đoàn kết, thống nhất

- Kỷ luật nghiêm minh, tự giác

- Liên hệ mật thiết với nhân dân

- Đoàn kết quốc tế

- Luôn luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn

3.3. Quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền

3.2.1. Quá trình cầm quyền từ năm 1945 đến nay

3.2.2. Khái quát tính chất, đặc điểm cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Cầm quyền do lãnh đạo thắng lợi Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945

- Cầm quyền từ uy tín của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh và để thực hiện mục tiêu hoịat động của Đảng

- Các đảng chính trị tán thành sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

- Cầm quyền từ sự uỷ quyền của nhân dân và dân tộc.

3.4. Một số vấn đề cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức

3.4.1. Thực trạng cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Những ưu điểm và hạn chế

- Nguyên nhân

3.4.2. Một số vấn đề đặt ra để Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục thực hiện sự cầm quyền đối với hệ thống chính trị và xã hội

6. Học liệu

6.1. Học liệu bắt buộc

            1. C. Mác, Ph. Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, in trong: C. Mác - Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 4. Nxb. CTQG, H., 1995.

            2. V.I. Lênin: Toàn tập, tập 35. Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1977.

            3. Viện Khoa học chính trị: Tập bài giảng chính trị học. Nxb. CTQG, H., 2000.

6.2. Học liệu tham khảo

4. Viện Xây dựng Đảng thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Xây dựng Đảng. Nxb. CTQG, H., 2005.

5. Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992. Nxb. CTQG, H., 1996.

6. V. I. Lênin: Toàn tập, các tập 36, 40, 43, 45. Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1978.

7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, các tập 2, 5, 12. Nxb. CTQG, H., 1995, 1996.

8. Trịnh Gia Ban: “Về những điều kiện cần thiết chủ yếu của đảng vô sản cầm quyền”. Tạp chí Cộng sản, số 11-2000.

9. Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên: Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới. Nxb. CTQG, 1999.

10. Trung tâm Thông tin tư liệu thuộc Học viện Nguyễn Ái Quốc: Thông tin chuyên đề về đảng cầm quyền, 1993.

11. Đặng Đình Tân: Thể chế đảng cầm quyền - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb. CTQG, H., 2004.

12. Viện Chính trị học thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: Chính trị học - Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb. LLCT, H., 2007.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét