Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ




1. Thông tin chung về giảng viên

1.1. Thông tin về giảng viên 1

- Họ và tên: Lưu Văn An

            - Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ, giảng viên chính

- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học

- Địa chỉ liên hệ: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, số 36, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

- Điện thoại: (CQ): 04.38342944; (DĐ): 0904186034

- Email: luuancth@gmail.com

- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Quyền lực chính trị và cầm quyền

+ Thể chế chính trị thế giới và Việt Nam

+ Chính trị Việt Nam

+ Quan hệ chính trị quốc tế

+ Chính trị học so sánh

            + Lịch sử tư tưởng chính trị

1.2. Thông tin về giảng viên 2

- Họ và tên: Dương Xuân Ngọc

- Chức danh, học hàm, học vị: Giáo sư, tiến sĩ

- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học

- Địa chỉ liên hệ: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, số 36, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

- Điện thoại: (DĐ): 0913280855

- Email: ngocdx@gmail.com

- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Hệ thống chính trị

+ Dân chủ và dân chủ XHCN

+ Thể chế chính trị thế giới

+ Chính trị Việt Nam                      

1.3. Thông tin về giảng viên 3

- Họ và tên: Lưu Văn Sùng

            - Chức danh, học hàm, học vị: Giáo sư, tiến sĩ

- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học

- Địa chỉ liên hệ: phòng 306, nhà A14, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, số 135, Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội.

- Điện thoại: (DĐ): 0904112517

- Các hướng nghiên cứu chính:

            + Quyền lực chính trị

            + Quyết sách chính trị

+ Con người chính trị

+ Xử lý tình huống chính trị

+ Chính trị học so sánh

2. Thông tin chung về môn học

- Tên môn học: Quyền lực chính trị

- Mã môn học: POL3012

- Số tín chỉ: 3

- Môn học: bắt buộc

- Các môn học tiên quyết: Chính trị học đại cương

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết:                   28

+ Thảo luận:                                      12

+ Tự học xác định:                           05

3. Mục tiêu của môn học

- Về kiến thức

Sau khi học xong môn học, sinh viên nắm được:

            + Những khái niệm và nội dung cơ bản: quyền lực, quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước.

            + Các chủ thể của quyền lực chính trị: nhà nước, đảng chính trị, các tổ chức chính trị- xã hội, con người chính trị.

            + Một số công nghệ trong hoạt động chính trị.

            + Tầm quan trọng của kiểm soát quyền lực chính trị.

            - Về  kỹ năng

            + Rèn luyện kỹ năng tư duy lý luận.

            + Có khả năng thuyết trình về các vấn đề quyền lực và cầm quyền.

            + Có năng lực làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm trong nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận về giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị.

- Về thái độ

            + Nhận thức và có thái độ đúng đắn đối với cơ chế thực thi quyền lực chính trị ở nước ta hiện nay: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

            + Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.

            + Tích cực tham gia công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, cải cách hành chính.

            + Tích cực tham gia chính trị, có biện pháp đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, có kỹ năng hoạt động chính trị hiệu quả.

4. Tóm tắt nội dung môn học

            Môn học đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quyền lực, quyền lực chính trị, những chủ thể quyền lực chính trị (nhà nước, đảng chính trị, các tổ chức chính trị- xã hội, con người chính trị) và vị trí, vai trò của chúng trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị. Môn học nhấn mạnh sự cần thiết và tầm quan trọng của công nghệ chính trị trong nền chính trị hiện đại, các phương thức kiểm soát quyền lực chính trị nhằm nâng cao hiệu quản hoạt động của hệ thống tổ chức quyền lực chính trị.

5. Nội dung chi tiết môn học

Chương 1. Nhập môn Quyền lực chính trị

1.1. Một số nội dung lý luận về quyền lực

1.1.1. Khái niệm, cơ sở, tính chất và đặc điểm của quyền lực

1.1.2. Phân loại quyền lực: Một số cách tiếp cận, các hình thức và dạng quyền lực, cấp độ quyền lực

1.1.3. Các nguồn lực và phương thức giành quyền lực

1.1.4. Vấn đề thực thi quyền lực

1.2. Một số nội dung lý luận về quyền lực chính trị

1.2.1. Khái niệm, tính chất, chức năng và yêu cầu chính của quyền lực chính trị

- Khái niệm quyền lực chính trị

- Tính chất của quyền lực chính trị

- Chức năng quyền lực chính trị

- Những yêu cầu cơ bản trong thực thi quyền lực chính trị  

1.2.2  Nghiên cứu quyền lực chính trị trong lịch sử

- Ở phương Đông (Trung Quốc cổ đại, cận đại)

- Ở phương Tây (cổ đại, trung đại, cận đại)

- Chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền lực chính trị

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền lực chính trị

1.2.3. Các phương thức thực thi quyền lực chính trị

1.2.4. Quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay

- Quyền lực chính trị ở nước ta hiện nay

- Quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay

Chương 2. Các chủ thể quyền lực chính trị

2.1. Nhà nước

- Một số vấn đề về nhà nước, hình thức nhà nước 

- Nhà nước - chủ thể tổ chức và thực thi quyền lực chính trị

- Nhà nước pháp quyền

- Nhà nước CHXHCN Việt Nam

2.2. Đảng chính trị và đảng cầm quyền

-  Một số vấn đề lý luận về đảng chính trị và đảng  cầm quyền

            - Đảng chính trị và đảng cầm quyền ở các nước TBCN

- Đảng cầm quyền ở các nước XHCN

- Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền

2.3. Các tổ chức chính trị - xã hội 

-  Một số vấn đề lý luận về các tổ chức chính trị- xã hội trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị

- Các tổ chức chính trị - xã hội ở các nước TBCN

- Các tổ chức chính trị - xã hội ở các nước XHCN

- Các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam

2.4. Con người chính trị

- Người đứng đầu chính trị

- Tinh hoa chính trị

- Quần chúng nhân dân

Chương 3. Công nghệ giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị

3.1. Công nghệ chính trị và công nghệ giành quyền lực chính trị

3.1.1. Khái niệm công nghệ chính trị

      3.1.2. Công nghệ giành quyền lực chính trị

- Giành quyền lực chính trị bằng phương pháp bạo lực

- Giành quyền lực chính trị bằng phương pháp hoà bình

3.2. Công nghệ thực thi quyền lực chính trị

3.2.1. Công nghệ tuyên truyền, thuyết phục

3.2.2. Công nghệ ra quyết định chính trị

3.2.3. Công nghệ quản lý, điều hành chính trị

3.2.4. Công nghệ vận động hành lang

3.2.5. Công nghệ cải cách chính trị

3.2.6. Công nghệ sử dụng bạo lực

3.2.7. Công nghệ sử dụng truyền thông đại chúng trong chính trị

3.3. Nghệ thuật giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị của giai cấp công nhân

3.3.1. Nghệ thuật đấu tranh giành chính quyền

3.3.2. Nghệ thuật giữ và thực thi quyền lực chính trị của nhân dân

Chương 4. Kiểm soát quyền lực chính trị

4.1. Tính tất yếu của việc kiểm soát quyền lực chính trị

4.1.1. Quan niệm về kiểm soát quyền lực chính trị

4.1.2. Kiểm soát quyền lực chính trị- một tất yếu khách quan

4.2.  Cơ chế kiểm soát quyền lực chính trị từ bên trong

4.2.1. Trong bộ máy nhà nước

- Tổ chức bộ máy nhà nước: phân quyền, phân công

- Hệ thống các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát: Quốc hội, Viện Kiểm sát, Toà án, các cơ quan thanh tra

4.2.2. Trong đảng

- Nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của đảng-

-  Hệ thống kiểm tra, giám sát trong đảng

4.3. Cơ chế kiểm soát quyền lực chính trị từ bên ngoài

4.3.1. Từ hệ thống đảng đối lập

4.3.2. Từ các tổ chức chính trị - xã hội

4.3.3. Từ truyền thông đại chúng

4.3.4. Từ cơ chế quốc tế

4.4. Kiểm soát quyền lực chính trị ở nước ta hiện nay

4.4.1. Từ bên trong:

- Trong Đảng (hệ thống uỷ ban kiểm tra Đảng các cấp)

- Trong Nhà nước: (Quốc hội, HĐND các cấp; Hệ thống Viện Kiểm sát và Toà án nhân dân; Hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước)

- Trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân

4.4.2. Từ bên ngoài

- Các tổ chức quốc tế

- Thông tin đại chúng

6. Hc liu

6.1.  Hc liu bt buc

            1. Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và tuyên truyền: Quyền lực chính trị và cầm quyền (Tập bài giảng). Nxb. CTQG, H., 2008.

            2. Viện Chính trị học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh: Chính trị học (tập bài giảng). Nxb. LLCT, H., 2004.

6.2. Học liệu tham khảo

            3. Rútxen: Quyền lực. Nxb. Hiện đại, SG., 1972.

            4. E.Marvin, Olsen: Quyền lực trong các xã hội hiện đại, S. Phrancisco, 1993.5. Dương Xuân Ngọc (Chủ biên): Chính trị học đại cương. Nxb. CTQG, H., 1999.

            6. Trần Hậu Thành: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nxb. LLCT, 2005.

            7. Dương Xuân Ngọc - Lưu Văn An: Tìm hiểu môn học Chính trị học. Nxb. LLCT, H., 2005.

            8. Nguyễn Hữu Khiển: Phân tích triết học những vấn đề cơ bản về chính trị và khoa học chính trị. Nxb. LLCT, H., 2006.

            9. Lưu Văn An (chủ biên): Truyền thông đại chúng trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở các nước tư bản phát triển. Nxb. LLCT, H., 2008.

            10. C.Mác - Ph.Ăngghen: Toàn tập, các tập 4, 30, 38, 47. Nxb. CTQG, H., 1995.

            11. V.I. Lênin: Toàn tập, các tập 5, 7, 10, 27, 33, 39, 54. Nxb. Tiến bộ, M., 1980.

            12. Hồ Chí Minh: Toàn tập, các tập 2, 5, 10, 12. Nxb. CTQG, 1995, 1996.

            13. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X. Nxb. CTQG, Hà Nội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét