Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ










ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM


















HÀ NỘI - 2009

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

1. Thông tin về giảng viên
1.1. Thông tin về giảng viên 1
- Họ và tên: Lương Gia Tĩnh.
- Chức danh, học hàm, học vị: Cử nhân, giảng viên chính
- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Triết học, tầng 4, nhà B, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại: (CQ): 04.38581423; (DĐ): 0913009456
- Email: luonggiatinh@gmail.com
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Lịch sử Triết học Trung Quốc
+ Lịch sử Tư tưởng Việt Nam
+ Triết học Phật giáo
1.2. Thông tin về giảng viên 2
- Họ và tên: Lại Quốc Khánh
- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ, giảng viên
- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học
- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Khoa học Chính trị, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tầng 2, nhà C, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại: (CQ): 04.38588173; (DĐ): 0914871733
- Email: khanhlq.ussh.pol@hotmail.com
- Các hướng nghiên cứu chính:
+ Hồ Chí Minh học
+ Chính trị học đại cương
+ Lịch sử học thuyết chính trị
1.3. Thông tin về giảng viên 3
- Họ và tên: Trần Thuý Ngọc
- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ, giảng viên
- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học
- Địa chỉ liên hệ: Khoa Triết học, tầng 4, nhà B, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại: (CQ): 04.38581423; (DĐ): 0904426398
- Email: tranthuyngoc@ gmail.com.
- Các hướng nghiên cứu chính
+ Lịch sử Triết học Trung Quốc
+ Tư tưởng pháp quyền thời Lê sơ
2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Tư tưởng chính trị Việt Nam.
- Mã môn học: POL3006
- Số tín chỉ: 02
- Môn học: bắt buộc
- Các môn học tiên quyết: Tiến trình lịch sử Việt Nam
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết: 20
+ Thảo luận: 06
+ Tự học: 04
- Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Khoa học Chính trị, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tầng 2, nhà C, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
3. Mục tiêu của môn học
Sau khi học xong môn học, sinh viên có thể:
- Về kiến thức
Nắm vững hệ thống tri thức về:
+ Đặc điểm về điều kiện địa tự nhiên, địa chính trị và địa văn hoá trong quá trình dựng nước và giữ nước của người Việt, và sự chi phối của nó đối với quá trình hình thành phong cách tư duy, lối sống, tư tưởng nói chung và tư tưởng chính trị Việt Nam nói riêng.
+ Khái quát những chặng - mốc chính trong tiến trình lịch sử Việt Nam và đặc điểm của mỗi giai đoạn (chú ý những thay đổi về cơ cấu kinh tế - xã hội).
+ Tư tưởng chính trị Việt Nam thời sơ sử.
+ Tư tưởng chính trị Việt Nam thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc.
+ Tư tưởng chính trị của giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến độc lập dân tộc (từ thế kỉ XI đến giữa thế kỉ XIX).
+ Những chuyển biến mới trong tư tưởng chính trị Việt Nam dưới tác động của các tư trào mới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
- Về kỹ năng
+ Có thể vận dụng kiến thức đã học để phân tích, lý giải những hiện tượng, vấn đề cụ thể trong đời sống chính trị hiện nay.
+ Có thể xây dựng những ý tưởng, giả thiết khoa học về những tổ chức, thiết chế chính trị, về những thủ đoạn chính trị...
- Về thái độ
+ Có thái độ khách quan, khoa học, lịch sử trong việc nhìn nhận, đánh giá những biểu hiện trong đời sống chính trị hiện tại, và dự báo xu hướng vận động của nó trong tương lai.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:
- Đặc điểm kết cấu kinh tế - xã hội Việt Nam trong lịch sử.
- Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước, quyền lực chính trị; đặc điểm các hình thức tổ chức, thiết chế chính trị ...
- Tư tưởng chính trị và hệ tư tưởng chính trị của các nhà tư tưởng, nhà chính trị, các tổ chức chính trị...
- Rút ra những bài học kinh nghiệm của lịch sử; những vấn đề còn tồn tại do quá khứ lịch sử để lại.
5. Nội dung chi tiết môn học
Chương 1. Dẫn luận, giới thiệu đề cương môn học
1.1. Tư tưởng và tư tưởng chính trị, phương Đông và phương Tây
1.2. Vấn đề phương thức sản xuất Châu Á
1.3. Đề cương môn học, kế hoạch học tập và nguồn tài liệu
Chương 2. Đặc điểm điều kiện địa - tự nhiên, địa - văn hoá, địa - chính trị của Việt Nam trong buổi đầu dựng nước
2.1. Vấn đề Bách Việt
2.1.1. Địa bàn cư trú của cư dân Bách Việt trong bối cảnh chung của khu vực
2.1.2. Cơ cấu kinh tế - xã hội và đời sống tinh thần của chủ nhân nền Văn hoá Đông Sơn
2.1.3. Huyền thoại dựng nước và vấn đề nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
2.2. Văn minh Trung Hoa
2.2.1. Khái quát đặc điểm của Văn minh Trung Hoa và ảnh hưởng của nó
2.2.2. Tư tưởng chính trị xã hội, luân lý đạo đức của Nho gia và Pháp gia
2.2.3. Tiếp xúc văn hoá Việt - Hoa và hệ quả của nó
2.3. Văn minh Ấn Độ
2.3.1. Khái quát đặc điểm của Văn minh Ấn Độ và ảnh hưởng của nó
2.3.2. Phật giáo và chính trị
2.3.3. Bối cảnh, con đường du nhập Phật giáo ở Việt Nam và hệ quả của nó
2.4. Vấn đề Triệu Đà và nhà nước Nam Việt
Chương 3. Tư tưởng chính trị Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc (từ thế kỉ II TCN đến năm 938 SCN)
3.1. Bối cảnh xã hội
3.1.1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
3.1.2. Những thay đổi trong cơ cấu xã hội người Việt
3.1.3. Tiếp - biến văn hoá, tư tưởng (Nho, Phật Đạo) trên nền tảng của nền Văn hoá Đông Sơn
3.2. Sự trưởng thành của ý thức về quyền độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ quốc gia
3.2.1. Từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến khởi nghĩa Lý Bí, thành lập nhà nước Vạn Xuân
3.2.2. Tổng quát tư tưởng chính trị của giai tầng địa chủ phong kiến dân tộc
3.3.3. Tư tưởng về chủ quyền quốc gia
3.3.4. Chính sách đối nội: Khoan, Dung, Giản, Dị
3.3.5. Đường lối đối ngoại: Nội đế ngoại vương
Chương 4. Tư tưởng chính trị trong thời kì xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến độc lập dân tộc (từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV)
4.1. Bối cảnh xã hội
4.1.1. Buổi đầu xây dựng quốc gia phong kiến độc lập, những chuyển biến trong các hình thái sở hữu ruộng đất và kết cấu giai tầng trong xã hội
4.1.2. Quá trình hoàn thiện của hình thái kinh tế phong kiến kiểu phương Đông
4.2. Quá trình thể nghiệm và lựa chọn mô hình nhà nước
4.2.1. Mô hình nhà nước Quân chủ Phật giáo và mô hình nhà nước Quân chủ Nho giáo
4.2.2. Nhà nước phong kiến thời Lý - Trần
- Tư tưởng dung thông Tam giáo trên nền tảng của Phật giáo
- Tổ chức, thiết chế và hoạt động của nhà nước phong kiến thời Lý - Trần
4.3. Cải cách Hồ Quý Ly
4.3.1. Bối cảnh xã hội, văn hoá, tư tưởng cuối Trần
4.3.2. Cải cách Hồ Quý Ly
Chương 5. Tư tưởng chính trị trong giai đoạn toàn thịnh và suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam (từ thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XIX)
5.1. Hai mươi năm thống trị của nhà Minh và hệ quả của nó
5.2. Nhà nước Quân chủ phong kiến trung ương tập quyền Nho giáo Lê Sơ
5.2.1. Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế, xã hội
5.2.2. Bước chuyển biến từ cơ chế quan liêu quí tộc đồng tộc sang cơ chế quan liêu chức năng
5.2.3. Nho giáo thời Lê Sơ và ảnh hưởng của nó trong bộ Luật Hồng Đức
5.2.4. Tổ chức, thiết chế và hoạt động của nhà nước phong kiến Lê Sơ
5.3. Sự bất lực của hệ tư tưởng chính trị Nho giáo
5.3.1. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và thành thị - Vấn đề mầm mống kinh tế Tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam
5. 3.2. Bế tắc không lối thoát - Sự bất lực của hệ tư tưởng chính trị Nho giáo
5.4. “Tiểu triều đình” làng xã
5.4.1. Nguồn gốc hình thành và cơ chế vận hành của làng xã
5.4.2. Hương ước, bộ tổng luật - tục của làng xã
Chương 6. Tư tưởng chính trị Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX
6.1. Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương và hệ quả của nó
6.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
6.3. Các khuynh hướng tư tưởng chính trị tiêu biểu ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX - nguồn gốc, diễn tiến và các quan điểm cơ bản
6. Học liệu
6.1. Học liệu bắt buộc
1. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, viện Khoa học Chính trị: Tập bài giảng chính trị. Nxb. LLCT, H., 2004.
2. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Chính trị học: Chính trị học đại cương. Nxb. CTQG, H., 2001.
3. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Chính trị học: Lịch sử tư tưởng chính trị. Nxb. CTQG, H., 2001.
4. Viện Sử học Việt Nam: Quốc triều hình luật. Nxb. Pháp lý, H., 1994.
5. Trần Văn Giàu: Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến Cách mạng Tháng tám (tập I, II). Nxb. KHXH, H., 1973.
6. C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin: Bàn về các xã hội tiền Tư bản. Nxb. KHXH, H., 1975.
6.2. Học liệu tham khảo
7. Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái: Chính trị học đại cương. Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1997.
8. Đinh Gia Trinh. Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam. Nxb. KHXH, H., 1968.
9. Viện Nhà nước và Pháp luật: Một số văn bản pháp luật Việt Nam thế kỉ XV - thế kỉ XIX. Nxb. KHXH, H., 1994.
10. Viện Triết học: Lịch sử tư tưởng Việt Nam. Nxb. KHXH, H., 1993.
11. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: Tư tưởng triết học Việt Nam trong bối cảnh du nhập các tư tưởng Đông - Tây nửa đầu thế kỉ XX (Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế). Nxb. ĐHQG, H., 2006.
12. Sở Văn hoá Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh: Nguyễn Trường Tộ với vấn đề canh tân đất nước (Kỉ yếu Hội thảo khoa học). Trung tâm Nghiên cứu Hán Nôm, 1992.
7. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu của giảng viên
- Sinh viên chỉ được dự thi kết thúc môn học với điều kiện:
+ Có mặt ít nhất 80% tổng số giờ trên lớp.
+ Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học theo hướng dẫn của giảng viên.
- Sinh viên được cộng điểm vào điểm kiểm tra - đánh giá thường xuyên nếu tích cực tham gia phát biểu ý kiến và các ý kiến phát biểu có chất lượng.
8. Hình thức, mục đích và trọng số kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
Hình thức Mục đích Trọng số
Kiểm tra - đánh giá thường xuyên Đánh giá mức độ chuyên cần trong học tập.
Đánh giá mức độ đạt các mục tiêu nhớ, hiểu và tái hiện các nội dung cơ bản của môn học.
Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm; khả năng trình bày, thuyết trình một vấn đề lý luận cơ bản. 25%

Kiểm tra - đánh giá định kỳ Đánh giá mức độ đạt các mục tiêu hiểu, phân tích và đánh giá các nội dung cơ bản của môn học.
Đánh giá năng lực nghiên cứu độc lập và khả năng trình bày. 25%
Thi hết môn Đánh giá mức độ đạt được tất cả các mục tiêu, trong đó chú trọng mục tiêu vận dụng, liên hệ thực tế. 50%
Tổng số 100%

Duyệt
Chủ nhiệm Bộ môn Giảng viên




Lương Gia Tĩnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét