Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2009


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM

1. Thông tin về giảng viên

1.1. Thông tin về giảng viên 1

- Họ và tên: Vũ Quang Hiển

- Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư, tiến sĩ

- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học

- Địa chỉ liên hệ: Khoa Lịch sử, tầng 3, nhà B, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

- Điện thoại: (CQ): 04.35573623; (DĐ): 0913084903

- Email: hienvq@vnu.edu.vn

- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh

1.2. Thông tin về giảng viên 2

- Họ và tên: Phạm Quốc Thành

- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ, giảng viên

- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học

- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Khoa học Chính trị, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tầng 2, nhà C, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: (CQ): 04.38588173; (DĐ): 0912010021

- Email: thanh.pham131@gmail.com

- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Chính sách đối ngoại của Việt Nam

+ Lý luận về đảng cầm quyền

2. Thông tin chung về môn học

- Tên môn học: Chính sách đối ngoại của Việt Nam

- Mã môn học: POL3005

- Số tín chỉ: 03

- Môn học: bắt buộc

- Các môn học tiên quyết: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính trị học đại cương

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Lý thuyết: 27

+ Thảo luận: 12

+ Tự học: 06

- Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Khoa học Chính trị, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tầng 2, nhà C, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

3. Mục tiêu của môn học

Sau khi học xong môn học này, sinh viên sẽ:

- Về kiến thức

+ Hiểu được những nội dung chủ yếu trong tư tưởng đối ngoại truyền thống của dân tộc Việt Nam trong tiến trình lịch sử.

+ Phân tích được những cơ sở hình thành và phát triển đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, những tư tưỏng cơ bản của chính sách đối ngoại Việt Nam hiện đại.

+ Phân tích được mối quan hệ giữa sức mạnh của đất nước và đối ngoại; giữa chính sách đối ngoại và chính sách đối nội; giữa ngoại giao với quân sự và chính trị trong chiến tranh và với kinh tế, văn hóa trong điều kiện thời bình; vai trò của đối ngoại trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Phân tích được những chủ trương, chính sách đối ngoại Việt Nam trong mỗi thời kỳ và giai đoạn lịch sử, cũng như hiệu quả của việc thực hiện những chủ trương đó.

+ Đánh giá được những tác động của thế giới bên ngoài đối với quá trình cách mạng trong nước, kể cả mặt tích cực và hạn chế.

+ Đánh giá được những ưu điểm và hạn chế lớn trong việc phân tích tình hình thế giới và xác định chính sách, những thành công và hạn chế trong chỉ đạo thực thi chính sách.

- Về kỹ năng

+ Có kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề.

+ Kỹ năng trình bày một vấn đề khoa học.

+ Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh phương pháp học tập để đạt kết quả tốt.

- Về thái độ

Xây dựng niềm tin vào thắng lợi của chính sách mở cửa và hội nhập ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng hiện nay.

4. Tóm tắt nội dung môn học

Trình bày cơ sở hình thành và phát triển của chính sách đối ngoại Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, chủ yếu là từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đến năm 2006, bao gồm tình hình thế giới và trong nước, những điều kiện khách quan và chủ quan.

Những nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại Việt Nam qua mỗi thời kỳ. Chính sách đối ngoại Việt Nam hiện đại xuất phát từ đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, tình hình thế giới và truyền thống đối ngoại của dân tộc; phục vụ yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong mỗi giai đoạn và thời kỳ lịch sử, nhất là trong sự nghiệp Đổi mới (từ năm 1986).

Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế của chính sách đối ngoại Việt Nam qua mỗi thời kỳ lịch sử.

5. Nội dung chi tiết môn học

Mở đầu. Nhập môn chính sách đối ngoại của Việt Nam

1. Khái niệm chính sách đối ngoại

- Chính sách đối ngoại và chính sách đối nội

- Quan hệ giữa chính sách đối ngoại và chính sách đối nội

2. Cở sở của chính sách đối ngoại của Việt Nam

- Tình hình quốc tế và những điều kiện khách quan

- Yêu cầu của đất nước và những điều kiện chủ quan

- Truyền thống đối ngoại của dân tộc

3. Ý nghĩa và nhiệm vụ học tập môn chính sách đối ngoại của Việt Nam

- Ý nghĩa

- Nhiệm vụ

Chương 1. Chính sách đối ngoại Việt Nam truyền thống - một số vấn để cơ bản

1.1. Nguồn gốc của chính sách đối ngoại Việt Nam truyền thống

1.1.1. Bản sắc dân tộc và văn hóa dân tộc Việt Nam

1.1.2. Quan hệ của Đại Việt với các nước láng giềng

1.1.3. Quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc

1.3.4. Công cuộc xây dựng đất nước, phát triển quốc gia dân tộc

1.2. Đặc trưng của chính sách đối ngoại Việt Nam truyền thống

1.2.1. Mục tiêu: bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh vực quốc gia

1.2.2. Bản chất: yêu chuộng hòa bình

1.2.3. Tư tưởng cốt lõi: hòa hiếu

1.2.4. Tinh thần nhân đạo và chủ nghĩa nhân văn

1.2.5. Tinh thần tự tôn dân tộc

Chương 2. Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ 1945-1954

2.1. Một s quan điểm về quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới trước khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời

2.1.1. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới

2.1.2. Quan hệ với phong trào giải phóng dân tộc

2.1.3. Quan hệ với cách mạng vô sản ở chính quốc

2.1.4. Quan hệ với Lào và Campuchia

2.1.5. Chính sách đối ngoại trong Chương trình Việt Minh

2.2. Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ chế độ dân chủ cộng hòa (1945-1946)

2.2.1. Tình hình quốc tế và trong nước sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công

2.2.2. Chính sách đối ngoại nhằm bảo vệ chế độ dân chủ cộng hòa

2.2.3. “Hòa hoãn” với Trung Hoa Quốc dân đảng

2.2.4. “Hòa để tiến” với Pháp

2.3. Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1947-1949)

2.3.1. Điều kiện lịch sử

2.3.2. Giải pháp thương lượng nhằm vãn hồi hòa bình

2.3.3. Phương hướng đối ngoại rộng mở: làm bạn với mọi nước dân chủ

2.3.4. Đoàn kết với Lào và Campuchia

2.3.5. Tố cáo hành động chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp

2.3.6. Khẳng định tính hợp pháp của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

2.3.7. Chính sách đối với Mỹ

2.3.8. Đoàn kết với cách mạng Trung Quốc

2.4. Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn tiến công chiến lược của cuộc kháng chiến (1950-1954)

2.4.1. Hoàn cảnh lịch sử

2.4.2. Phương hướng đối ngoại của Đại hội lần thứ II Đảng Lao động Việt Nam

2.4.3. Đoàn kết và tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc

2.4.4. Đoàn kết và giúp đỡ các dân tộc Lào và Campuchia

2.4.5. Chống chính sách can thiệp của Mỹ

2.4.6. Phối hợp với phong trào đấu tranh cho hòa bình thế giới

2.4.7. Đoàn kết với nhân dân Pháp

2.4.8. Chủ trương đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến

2.5. Một số nhận xét về chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ 1945-1954

2.5.1. Ưu điểm

2.5.2. Hạn chế

Chương 3. Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ xây dựng miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975

3.1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1954-1960

3.1.1. Hoàn cảnh lịch sử

3.1.2. Chủ trương đấu tranh thi hành Hiệp định Giơnevơ

3.1.3. Củng cố và phát triển quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa

3.1.4. Cải thiện và phát triển quan hệ với Lào và Campuchia

3.1.5. Mở rộng quan hệ với các nước độc lập dân tộc và ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc

3.1.6. Chủ trương đối ngoại của Đại hội III Đảng Lao động Việt Nam

3.1.7. Chính sách đối ngoại của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam

3.2. Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1961-1965

3.2.1. Hoàn cảnh lịch sử

3.2.2. Phương hướng đối ngoại

3.2.3. Giương cao ngọn cờ thi hành Hiệp định Giơnevơ, đấu tranh trên mặt trận dư luận quốc tế

3.2.4. Đoàn kết với Lào và Campuchia

3.2.5. Tăng cường đoàn kết với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa

3.2.6. Phát huy vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam

3.2.7. Đẩy mạnh vận động quốc tế

3.3. Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1965-1968

3.3.1. Hoàn cảnh lịch sử

3.3.2. Phương hướng, nhiệm vụ đối ngoại

3.3.3. Giữ vững độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế

3.3.4. Tăng cường tuyên truyền vận động quốc tế

3.3.5. Đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, kéo Mĩ xuống thang chiến tranh

3.4. Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1968-1973

3.4.1. Hoàn cảnh lịch sử

3.4.2. Tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế

3.4.3. Củng cố và tăng cường đoàn kết Đông Dương

3.4.4. Đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, ký kết Hiệp định Paris

3.5. Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1973-1975

3.5.1. Hoàn cảnh lịch sử

3.5.2. Đấu tranh thi hành Hiệp định Paris

3.5.3. Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

3.5.4. Phục vụ Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam

3.6. Một số nhận xét về chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ 1954-1975

3.6.1. Ưu điểm

3.6.2. Hạn chế

Chương 4. Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 10 năm đầu của thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thống nhất 1975-1985

4.1. Hoàn cảnh lịch sử

4.1.1. Bối cảnh quốc tế sau năm 1975

4.1.2. Việt Nam bước vào thời kỳ bảo vệ chủ quyền và xây dựng lại sau chiến tranh

4.2. Những nội dung chính của chính sách đối ngoại

4.2.1. Đoàn kết và Hợp tác toàn diện vơí Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

4.2.3. Cải thiện quan hệ với các nước Đông Nam Á

4.2.4. Đấu tranh giữa vững biên giới Tây Nam và giúp đỡ nhân dân Campuchia chống chế độ diệt chủng Pôn pốt

4.2.5. Khôi phục tình đoàn kết và hợp tác Việt Nam - Lào - Campuchia, thúc đẩy đối thoại giữa ba nước Đông Dương với ASEAN

4.2.6. Quan hệ với Trung Quốc

4.2.7. Đấu tranh chống chính sách cấm vận của Chính phủ Mỹ

4.2.8. Phát triển quan hệ với các nước dân tộc chủ nghĩa và không liên kết

4.2.7. Mở rộng quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa và các tổ chức quốc tế

4.3. Một số nhận xét

4.3.1. Ưu điểm

4.3.2. Hạn chế

Chương 5. Chính sách đối ngoại đổi mới trong giai đoạn 1986-1995

5.1. Hoàn cảnh lịch sử

5.1.1. Những biến đổi to lớn trên thế giới - thời cơ và thách thức

5.1.2. Yêu cầu ổn định tình hình kinh tế - xã hội của đất nước

5.2. Chính sách đối ngoại rộng mở

5.2.1. Chính sách đối ngoại của Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986) và Hội nghị 13 của Bộ Chính trị (5-1988)

5.2.2. Chính sách đối ngoại của Đại hội VII (6-1991, Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương (6-1992) và Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam (1-1994)

5.3. Hiệu quả chủ yếu của chính sách đối ngoại đổi mới trong giai đoạn 1986-1995

5.3.1. Giải quyết vấn đề Campuchia

5.3.2. Phá thế bao vây cấm vận và mở rộng quan hệ quốc tế

5.3.3. Một số hạn chế

Chương 6. Chính sách đối ngoại thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (từ năm 1996 đến nay)

6.1. Hoàn cảnh lịch sử

6.1.1. Thời cơ và thách thức của tình hình quốc tế

6.1.2. Yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

6.2. Tiếp tục đổi mới chính sách đối ngoại của Việt Nam: chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

6.2.1. Chính sách đối ngoại của Đại hội VIII (6-1996) và Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1997): chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

6.2.2. Chính sách đối ngoại của từ Đại hội IX (4-2001) đến Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam (4-2006): chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

6.3. Những thành tựu chủ yếu

6.3.1. Đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại

6.3.2. Hội nhập kinh tế quốc tế

6.3.3. Một số hạn chế

6. Học liệu

6.1. Học liệu bắt buộc

1. Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000. Nxb. CTQG, H., 2002.

2. Nguyễn Phúc Luân (cb): Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập tự do. Nxb. CTQG, H., 2001.

3. Vũ Quang Hiển: Tìm hiểu chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng thời kỳ 1945-1954. Nxb. CTQG, H., 2005.

6.2. Học liệu tham khảo

4. Nguyễn Dy Niên: Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Nxb. CTQG, H., 2002.

5. Lưu Văn Lợi: Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam, tập 1. Nxb. CAND, H., 1996.

6. Lưu Văn Lợi: Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam, tập 2. Nxb. CAND, H., 1998.

7. Vũ Khoan: Hai mươi năm đổi mới trong lĩnh vực đối ngoại, bài trong sách Kiên định sự nghiệp đổi mới. Nxb. CTQG, H., 2006, tr. 337-352.

8. Bộ Ngoại giao: Ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Nxb. CTQG, H., 2000.

9. Vũ Quang Vinh: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại (1986-2000). Nxb. CTQG, H., 2001.

10. Nguyễn Văn Ngừng: Tác động của kinh tế thị trường đối với quốc phòng, an ninh ở Việt Nam. Nxb. CTQG, H., 2005.

7. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu của giảng viên

- Sinh viên chỉ được dự thi kết thúc môn học với điều kiện:

+ Có mặt ít nhất 80% tổng số giờ trên lớp.

+ Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học theo hướng dẫn của giảng viên.

- Sinh viên được cộng điểm vào điểm kiểm tra - đánh giá thường xuyên nếu tích cực tham gia phát biểu ý kiến và các ý kiến phát biểu có chất lượng.

8. Hình thức, mục đích và trọng số kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

Hình thức

Mục đích

Trọng số

Kiểm tra - đánh giá thường xuyên

Đánh giá mức độ chuyên cần trong học tập.

Đánh giá mức độ đạt các mục tiêu nhớ, hiểutái hiện các nội dung cơ bản của môn học.

Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm; khả năng trình bày, thuyết trình một vấn đề lý luận cơ bản.

25%

Kiểm tra - đánh giá định kỳ

Đánh giá mức độ đạt các mục tiêu hiểu, phân tích đánh giá các nội dung cơ bản của môn học.

Đánh giá năng lực nghiên cứu độc lập và khả năng trình bày.

25%

Thi hết môn

Đánh giá mức độ đạt được tất cả các mục tiêu, trong đó chú trọng mục tiêu vận dụng, liên hệ thực tế.

50%

Tổng số

100%

Duyệt

Chủ nhiệm Bộ môn

Giảng viên

PGS.TS. Vũ Quang Hiển

2 nhận xét:

  1. kai gi the khong biet quang cao ah

    Trả lờiXóa
  2. đây là đề cương môn học mà........... ko cần quảng cáo............
    KHX

    Trả lờiXóa