Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ













ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH 2
















HÀ NỘI - 2009


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH 2

1. Thông tin về giảng viên
1.1. Thông tin về giảng viên 1
- Họ và tên: Vũ Phương Lan
- Chức danh, học hàm, học vị: Cử nhân, giảng viên
- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học
- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Tiếng Nước ngoài, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tầng 4, nhà A, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại: (DĐ): 0912234879
- Email: phuonglan412@yahoo.com
2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học: Tiếng Anh chuyên ngành 2
- Mã môn học: FLH1139
- Số tín chỉ: 4
- Môn học: bắt buộc
- Các môn học tiên quyết: Tiếng Anh chuyên ngành 1
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Lý thuyết: 08
+ Bài tập: 08
+ Thực hành: 40
+ Tự học: 04
- Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Khoa học Chính trị, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; P.210, Nhà C, 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
3. Mục tiêu môn học:
Học xong môn này, sinh viên sẽ:
- Về kiến thức
+ Sử dụng vốn từ vựng và những mẫu câu được trang bị trong các giờ học để trình bày được các chủ đề sau: Hệ thống chính trị; Luật hiến pháp; Chính sách kinh tế - xã hôi; Chính sách dân tộc và tôn giáo; Chính sách đối ngoại; Văn hóa chính trị Việt Nam; Lý luận về dân chủ và nhân quyền; Phụ nữ, chủ nghĩa nữ quyền và chính trị; Chính trị học so sánh...
+ Nắm được những từ/cụm từ khi viết thư xin việc (cách mở đầu thư, giới thiệu về học vấn và kết thư), sơ yếu lý lịch (giới thiệu thông tin cá nhân, tiểu sử học vấn, bằng cấp, sở thích, khả năng…).
+ Hiểu được khoảng 400 từ và cụm từ. Vận dụng được một số từ chuyên ngành đã được học trong các học phần tiếng Anh chuyên ngành 1.
- Về kỹ năng
Sinh viên củng cố và phát triển được những kỹ năng sau:
+ Nghe
Nghe các bản tin tốc độ chậm (VOA special) hoặc các bài khoá trong sách để tiếp tục củng cố các kỹ năng ở chuyên ngành 1 như nghe lấy ý chính; nghe lấy thông tin chi tiết; phát triển thêm kỹ năng nghe và ghi lại được thông tin chính (note-taking); nghe hiểu và nói lại được ý chính của một đoạn văn ngắn trong bản tin; nghe và tóm tắt bài khoá.
+ Nói
Hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp về các chủ đề như: Hệ thống chính trị; Luật hiến pháp; Chính sách kinh tế - xã hôi; Chính sách dân tộc và tôn giáo; Chính sách đối ngoại; Văn hóa chính trị Việt Nam; Lý luận về dân chủ và nhân quyền; Phụ nữ, chủ nghĩa nữ quyền và chính trị; Chính trị học so sánh...
Biết cách thuyết trình trước lớp hoặc trước đám đông về các chủ đề học trong chương trình. Nắm được các kỹ năng thuyết trình: bắt đầu và kết thúc một bài thuyết trình, cấu trúc một bài thuyết trình, chuyển ý giữa các phần trong bài thuyết trình, cách sử dụng các giáo cụ trực quan, sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, chuẩn bị và trả lời các câu hỏi từ người nghe…
+ Đọc
Đọc các bài khóa có liên quan đến chủ đề học trong chương trình và tiếp tục củng cố các kỹ năng đã học từ môn học Tiếng Anh chuyên ngành 1: đọc và xác định ý chính trong bài; đọc và xác định các thông tin chi tiết; sử dụng thông tin trong ngữ cảnh để đoán nghĩa của từ, tóm tắt và tự đặt ra câu hỏi trong khi đọc…
Hiểu bài đọc và áp dụng thành thạo các kỹ năng đọc để giải quyết tốt các bài tập có liên quan đến nội dung bài đọc như: chọn nhan đề cho đoạn, đọc và trả lời câu hỏi, chọn câu trả lời đúng A, B, C, D, xác định thông tin Đúng/Sai/ Không có thông tin, điền thông tin còn thiếu vào đoạn văn, sắp xếp lại các sự kiện trong bài, tìm từ đồng nghĩa, đoán nghĩa của từ dựa vào văn cảnh v.v…
+ Viết
Tiếp tục củng cố và nâng cao kỹ năng viết thư xin việc đã học ở môn học Tiếng Anh chuyên ngành 1: những nguyên tắc chung khi viết thư xin việc (cách mở đầu thư, giới thiệu về học vấn và kết thư), sơ yếu lý lịch (giới thiệu thông tin cá nhân, tiểu sử học vấn, bằng cấp, sở thích, khả năng…) để có thể viết thành thạo một lá thư xin việc đạt hiệu quả cao nhất.
+ Dịch
Kỹ năng dịch sẽ được giới thiệu một cách hệ thống ở nửa sau của học kỳ, giúp sinh viên nắm được các kỹ năng dịch ngược và dịch xuôi, đồng thời thực hành dịch các tài liệu chuyên ngành.
- Về thái độ
Môn học giúp sinh viên hình thành những thái độ như sinh viên cảm thấy yêu thích môn học; tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh; hứng thú tìm hiểu, nghiên cứu về các vấn đề liên quan dến chuyên ngành học bằng tiếng Anh; từ đó hỗ trợ cho việc học các chuyên ngành bằng tiếng Việt và xác định được khả năng, ưu thế cá nhân để từ đó đề ra được đinh hướng học tập và việc làm trong tương lai.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Môn học Tiếng Anh chuyên ngành 2 cung cấp cho sinh viên vốn từ vựng và cấu trúc cơ bản về các chủ đề có liên quan đến chuyên ngành Chính trị học như: Hệ thống chính trị, Luật Hiến pháp, Chính sách kinh tế - xã hội, Chính sách dân tộc và tôn giáo, Chính sach đối ngoại, Văn hóa chính trị Việt Nam, Lý luận về dân chủ và nhân quyền, Phụ nữ - chủ nghĩa nữ quyền và chính trị...Các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nâng cao cùng với kỹ năng dịch ngược, dịch xuôi sẽ được giới thiệu và luyện tập suốt quá trình học. Đồng thời môn học còn trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng thuyết trình, kỹ năng trả lời pháng vấn, viết thư xin việc, viết sơ yếu lý lịch, các cách thức tìm kiếm thông tin trên mạng có liên quan đến các nội dung học, kỹ năng thảo luận và làm việc theo nhóm, giúp sinh viên mở rộng kiến thức về chuyên ngành Chính trị học nói chung và phục vụ tốt cho sinh viên sau khi ra trường, giúp sinh viên tự tin hơn trong quá trình làm việc.
5. Nội dung chi tiết môn học
Chương 1: Hệ thống chính trị Việt Nam
1.1. Nghe: Chủ đề “Hệ thống chính trị Việt Nam” - Kỹ năng nghe lấy ý chính
1.2. Nói: Kỹ năng thuyết trình
Bài 1: kỹ năng động não, liệt kê và sắp xếp ý cho một bài thuyết trình.
1.3. Đọc: Chủ đề “Hệ thống chính trị Việt Nam”
1.4. Viết: Viết một bức thư xin việc
Chương 2 : Luật Hiến pháp
2.1. Nghe: Chủ đề “Luật Hiến pháp” - Kỹ năng nghe lấy ý chính
2.2. Nói: Kỹ năng thuyết trình
Bài 2: Thực hành trình bày phần mở đầu cho bài thuyết trình về 1 chủ đề trong chương trình học
2.3. Đọc: Chủ đề “Luật hiến pháp Việt Nam”
2.4. Viết: Viết sơ yếu lý lịch : Nội dung chính của bản sơ yếu lý lịch

Chương 3 : Chính sách Kinh tế - xã hội
3.1. Nghe: Chủ đề “Chính sách Kinh tế - xã hội” - Kỹ năng nghe lấy thông tin chi tiết
3.2. Nói: Kỹ năng thuyết trình
Bài 3: Lập dàn ý và ghép các phần của bài thuyết trình
3.3. Đọc: Chủ đề “Chính sách Kinh tế - xã hội”
3.4. Viết: Viết sơ yếu lý lịch : mục tiêu nghề nghiệp và tóm tắt văn bằng và kinh nghiệm
Chương 4 : Chính sách Kinh tế - xã hội (tiếp)
4.1. Nghe: Chủ đề “Chính sách Kinh tế - xã hội” - Kỹ năng nghe lấy thông tin chi tiết
4.2. Nói: Kỹ năng thuyết trình
Luyện tập các nội dung đã học
4.3. Đọc: Chủ đề “Chính sách Kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển”
4.4. Viết: Viết sơ yếu lý lịch : Viết về học vấn và thông tin cá nhân
Chương 5 : Chính sách dân tộc - tôn giáo
5.1. Nghe: Chủ đề “Chính sách dân tộc và tôn giáo” - Kỹ năng tổng hợp
5.2. Nói: Kỹ năng thuyết trình
Bài 4: Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp cho bài thuyết trình
5.3. Đọc: Chủ đề “Chính sách dân tộc và tôn giáo của Việt Nam”
5.4. Viết: Viết hoàn chỉnh một bản sơ yếu lý lịch bao gồm đầy đủ các nội dung đã được học.
Chương 6 : Chính sách dân tộc - tôn giáo (tiếp)
6.1. Nghe: Chủ đề “Vấn đề dân tộc và tôn giáo” - kỹ năng ghi chép thông tin chi tiết
6.2. Nói: Kỹ năng thuyết trình
Bài 5: Sử dụng giáo cụ trực quan khi làm thuyết trình
6.3. Đọc: Chủ đề “Tình hình dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam”
6.4. Viết: Chữa và nhận xét bài viết sơ yếu lý lịch
Chương 7 : Chính sách đối ngoại
7.1. Nghe: Chủ đề “Các chính sách đối ngoại” - kỹ năng ghi chép thông tin chi tiết
7.2. Nói: Kỹ năng thuyết trình
Bài 6: Ngôn ngữ cử chỉ trong thuyết trình
7.3. Đọc: Chủ đề “Chính sách đối ngoại của Việt Nam”
7.4. Viết: Viết lại bài Sơ yếu lý lịch theo phần đã chữa
Ôn tập + Kiểm tra giữa kỳ
Nghe: các kỹ năng nghe lấy ý chính, nghe lấy thông tin chi tiết, nghe ghi chép
Nói: các chủ đề đã học từ chương 1 - 7
Bài tập tổng hợp: Đọc - Viết - Dịch
Chương 8: Chính sách đối ngoại (tiếp)
8.1. Nghe: Chủ đề “Quan hệ ngoại giao” - kỹ năng ghi chép thông tin chi tiết
8.2. Nói: Kỹ năng thuyết trình
Bài 7: Phần kết của bài thuyết trình
8.3. Đọc: Chủ đề “Quan hệ ngoại giao của Việt Nam”
8.4. Dịch: Dịch ngược một bài Việt Anh có liên quan đến Chính sách ngoại giao của Việt Nam
Chương 9: Văn hóa chính trị Việt Nam
9.1. Nghe: Chủ đề “Văn hóa chính trị” - kỹ năng ghi chép thông tin chi tiết
9.2. Nói: Kỹ năng thuyết trình
Bài 8: Xử lý các câu hỏi
9.3. Đọc: Chủ đề “Văn hóa chính trị Việt Nam”
9.4. Dịch: Dịch Việ t- Anh một bài có liên quan đến một sự kiện chính trị nổi bật trong nước.
Chương 10: Dân chủ và nhân quyền
10.1. Nghe: Chủ đề “Dân chủ và nhân quyền” - kỹ năng tổng hợp
10.2.Nói: Kỹ năng thuyết trình
Bài 9: Các bước cuối cùng để hoàn chỉnh một bài thuyết trình
10.3. Đọc: Chủ đề “Vấn đề Dân chủ và nhân quyền trên thế giới”
10.4. Dịch: Dịch Việt - Anh một bài có liên quan đến vấn đề Dân chủ và nhân quyền
Chương 11: Phụ nữ, chủ nghĩa nữ quyền và chính trị
11.1. Nghe: Chủ đề “Phụ nữ, chủ nghĩa nữ quyền và chính trị” - kỹ năng tổng hợp
11.2. Nói: Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng: Thực hành thuyết trình
Hình thức: thuyết trình theo nhóm có sử dụng phần mềm powerpoint
11.3. Đọc: Chủ đề “Những đóng góp của phụ nữ trong thời kỳ đổi mới”
11.4. Dịch: Dịch Việt - Anh một bài có liên quan đến vấn đề phụ nữ với chính trị
Chương 12: Chính trị của một số quốc gia
12.1. Nghe: Chủ đề “Chính trị của một số quốc gia” - kỹ năng tổng hợp
12.2. Nói: Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng: Thực hành thuyết trình
Hình thức: thuyết trình theo nhóm có sử dụng phần mềm powerpoint
12.3. Đọc: Chủ đề “Chính trị của một số quốc gia”
12.4. Dịch: Dịch một bài Việt Anh có liên quan đến một sự kiện chính trị
Ôn tập cuối kỳ
Nghe: các kỹ năng nghe lấy ý chính, nghe lấy thông tin chi tiết, nghe và ghi chép thông tin
Nói: các chủ đề đã học từ chương 1 - 12
Bài tập tổng hợp: Đọc - Viết - Dịch
6. Học liệu
6.1. Tài liệu bắt buộc
1. Học liệu do giáo viên biên soạn.
2. Comfort, J. (1995): Effective Presentations. Oxford: OUP.
6.2. Tài liệu tham khảo
3. Tanka et al (2002): Interactions 2: Reading: 4th edition. New York: The McGraw-Hill Companies.
4. Tanka et al (2002): Interactions 2: Listening and Speaking: 4th edition. New York: The McGraw-Hill Companies.
5. McDowall, D. (1998): Britain in Close-up. Oxford: Longman.
6. O’Driscoll, J. (1995): Britain. Oxford: OUP.
7. Tập bài giảng: An introduction to American Studies. Vietnam National University – College of Foreign Languages, 2002.
8. Heyen, N & Vaughan, A. (1994): Stand & Deliver. Oxford: Longman.
9. Soars, J. et al. (2000): New Headway Intermediate, Student’s Book & Workbook. Oxford: OUP.
10. Hữu Ngọc và các tác giả: Sổ tay người dịch Tiếng Anh. Nxb. Văn hoá Dân tộc. 2003.
11. Tập bài giảng : Translation – Foreign Trade University, 2004.
Các trang Web học tập
12. Đảng Cộng sản Việt Nam:
http://www.dangcongsan.vn
13. Trang tin điện tử Chính Phủ:
www.vietnam.gov.vn/
14. Tạp chí Cộng sản:
http://www.tapchicongsan.org.vn
15. Hệ thống chính trị Việt Nam:
http://www.vietnamembassy-usa.org/learn_about_vietnam/politics/
http://www.vietnam- ustrade.org/Eng/political_system_&_international_relations.htm
16. Văn hóa chính trị Việt Nam:
http://www.country-studies.com/vietnam/political-culture.html
17. Bộ Ngoại Giao Việt Nam:
http://www.mofa.gov.vn/en/
18. Chủ nghĩa nữ quyền:
http://en.wikipedia.org/wiki/Feminism
19. Bình đẳng giới:
http://www.womenandequalityunit.gov.uk
22. Hiệp hội khoa học chính trị Mỹ:
http://www.apsanet.org/index.cfm
21. Viết thư xin viêc và sơ yếu lý lịch:
www.askoxford.com/betterwriting/successfulcv/application/
www.aber.ac.uk/careers/cdp/applicltr.html
jobsearch.about.com/od/morejobletters/a/jobappletter
www.careerperfect.com
7. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu của giảng viên
- Sinh viên chỉ được dự thi kết thúc môn học với điều kiện:
+ Có mặt ít nhất 80% tổng số giờ trên lớp.
+ Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học theo hướng dẫn của giảng viên.
- Sinh viên được cộng điểm vào điểm kiểm tra - đánh giá thường xuyên nếu tích cực tham gia phát biểu ý kiến và các ý kiến phát biểu có chất lượng.
- Sinh viên được tham gia các hoạt động thực hành.
8. Hình thức, mục đích và trọng số kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
Hình thức Mục đích Trọng số
Kiểm tra - đánh giá thường xuyên Do tính chất đặc thù của môn học, giảng viên sẽ thông báo cụ thể cho sinh viên vào buổi đầu của môn học 20%

Kiểm tra - đánh giá định kỳ 30%
Thi hết môn 50%
Tổng số 100%

Duyệt
Chủ nhiệm Bộ môn Giảng viên




GV. Vũ Phương Lan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét