Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2009


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

1. Thông tin về giảng viên

1.1. Thông tin về giảng viên 1

- Họ và tên: Phạm Hồng Tung

- Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư, tiến sĩ

- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học

- Địa chỉ liên hệ: Ban Khoa học & Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, phòng 605, nhà Điều hành, số 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

+ Điện thoại: (CQ): 04.37547905; (DĐ): 0913004068.

+ Email: tungph@vnu.edu.vn.

- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Lịch sử Cách mạng Tháng Tám

+ Lịch sử các cuộc vận động của quần chúng ở Việt Nam thời cận đại

+ Lịch sử chính trị Việt Nam cận đại

+ Lịch sử các xu hướng cải cách ở Việt Nam cận đại

+ Văn hóa chính trị Việt Nam

1.2. Thông tin về giảng viên 2

- Họ và tên: Trần Thị Quang Hoa

- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ

- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học

- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Khoa học Chính trị, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tầng 2, nhà C, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: (CQ): 04.38588173; (DĐ): 0904479909

- Email: hoalong1526@yahoo.com

- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Chính sách dân tộc và tôn giáo của Việt Nam

+ Chính sách kinh tế và xã hội của Việt Nam

+ Hệ thống chính trị Việt Nam

1.3. Thông tin về giảng viên 3

- Họ và tên: Đặng Anh Dũng

- Chức danh, học hàm, học vị: Cử nhân

- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học

- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Khoa học Chính trị, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tầng 2, nhà C, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: (CQ): 04.38588173; (DĐ): 0989347922

- Email: dungkhct@gmail.com

- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Chính trị học đại cương

+ Chính trị Việt Nam thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

+ Hệ thống chính trị Việt Nam

+ Nhà nước pháp quyền và xã hội công dân

2. Thông tin chung về môn học

- Tên môn học: Hệ thống chính trị Việt Nam

- Mã môn học: POL3001

- Số tín chỉ: 4

- Môn học: bắt buộc

- Các môn học tiên quyết: Chính trị học đại cương

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 40 + Thảo luận: 12

+ Thực hành: 2

+ Tự học xác định: 06

3. Mục tiêu của môn học

- Về kiến thức

Sinh viên cần nắm được:

+ Những phạm trù cơ bản và những khái niệm công cụ của môn nghiên cứu về hệ thống chính trị.

+ Lịch sử hình thành và vận động của hệ thống chính trị Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ hiện đại.

+ Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam.

+ Các bộ phận hợp thành cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam.

+ Cơ chế phân công quyền lực và vận hành của hệ thống chính trị Việt Nam hiện đại.

- Về kỹ năng

+ Sinh viên có khả năng thu thập tài liệu, tự nghiên cứu và phân tích các tài liệu có liên quan.

+ Có khả năng làm việc theo nhóm.

+ Hình thành tư duy độc lập trong phân tích, có cách nhìn đa diện, đa chiều đối với cấu trúc, đặc điểm của hệ thống chính trị đặt trong mối liên hệ với môi trường chính trị và quá trình chính trị.

- Về thái độ

Giúp cho người học có thái độ khách quan, khoa học trong nhận thức, đánh giá và tích cực góp phần tham gia xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam hiện đại sau khi tốt nghiệp.

4. Tóm tắt nội dung môn học

n học Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm những nội dung chính sau đây:

- Những phương pháp và cách tiếp cận chủ yếu đối với hệ thống chính trị Việt Nam: giới thiệu một số trường phái và cách tiếp cận phổ biến, trang bị cho người học nền tảng căn bản về lý thuyết và phương pháp của môn học.

- Những khái niệm cơ bản và khái niệm công cụ trong nghiên cứu về hệ thống chính trị Việt Nam.

- Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam

- Một số thành tố cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam.

- Cơ chế phân công quyền lực và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị Việt Nam.

5. Nội dung chi tiết môn học

Chương 1. Hệ thống chính trị Việt Nam: những vấn đề chung

1.1. Khái niệm “hệ thống chính trị” trong khoa học chính trị hiện đại: một số cách định nghĩa khái niệm và các cách tiếp cận đối với hệ thống chính trị Việt Nam

1.1.1. Khái niệm “hệ thống chính trị” trong khoa học chính trị phương Tây

1.1.2. Khái niệm “hệ thống chính trị” trong bối cảnh và môi trường chính trị Việt Nam hiện đại

1.2. Tổng quan về hệ thống chính trị và bộ máy điều hành, quản lý đất nước Việt Nam trong lịch sử (cho tới trước thời kỳ Đổi mới)

1.2.1. Tổng quan về hệ thống chính trị và bộ máy điều hành, quản lý đất nước trước thời Pháp thuộc

1.2.2. Tổng quan về hệ thống chính trị và bộ máy điều hành, quản lý đất nước trước thời cận đại

1.2.3. Tổng quan về hệ thống chính trị và bộ máy điều hành, quản lý đất nước trong thời gian từ 1945 - 1986

1.3. Một số luận điểm chủ yếu của giới nghiên cứu Việt Nam ở trong và ngoài nước về hệ thống chính trị Việt Nam

1.3.1. Giới thiệu một số luận điểm của giới nghiên cứu nước ngoài về hệ thống chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại

1.3.2. Giới thiệu một số luận điểm của giới nghiên cứu trong nước về hệ thông chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại

Chương 2. Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam hiện đại

2.1. Quá trình chuyển biến từ “hệ thống chuyên chính vô sản” sang “hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa” ở nước ta từ 1986-2008

2.1.1. Hệ thống nhà nước “chuyên chính dân chủ nhân dân” ở nước ta từ 1945-1982

2.1.2. Hệ thống “chuyên chính vô sản” ở nước ta từ 1982-1997

2.1.3. “Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam từ 1997 đến nay

2.2. Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam theo chiều thẳng đứng (vertical)

2.2.1. Tổng quan về mối quan hệ dọc trong hệ thống chính trị Việt Nam

2.2.2. Cấu trúc chính trị song trùng theo chiều dọc: các quan hệ nhà nước, ngành dọc và hệ thống dọc của các tổ chức khác

2.3. Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam hiện đại theo chiều phẳng ngang (horizontal)

2.3.1. Cấu trúc chính trị ở Trung ương

2.3.2. Cấu trúc chính trị ở tầng trung gian (tỉnh, huyện)

2.3.3. Cấu trúc chính trị ở tầng cơ sở

Chương 3. Một số thành tố cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam hiện đại

3.1. Đảng Cộng sản Việt Nam - nhân tố lãnh đạo hệ thống chính trị Việt Nam hiện đại

3.1.1. Tổng quan lịch sử Đảng

3.1.2. Cấu trúc tổ chức, cương lĩnh, đảng viên

3.1.3. Vai trò và phương thức lãnh đạo của Đảng

3.2. Nhà nước CHXHCN Việt Nam

3.2.1. Tổ chức nhà nước theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

3.2.2. Chủ tịch nước và vai trò pháp định của nhà nước.

3.2.3. Mối quan hệ giữa nhà nước với các thành tố chính trị khác

3.3. Chính phủ CHXHCN Việt Nam và các cơ quan hành pháp - hành chính các cấp

3.3.1. Khái lược lịch sử và cấu trúc của Chính phủ

3.3.2. Vai trò pháp định của Chính phủ

3.4. Quốc hội CHXHCN Việt Nam và các cơ quan dân cử

3.4.1. Khái lược về lịch sử và cấu trúc của Quốc hội

3.4.2. Vai trò pháp định của Quốc hội

3.5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội khác.

3.5.1. Khái lược lịch sử mặt trân dân tộc thống nhất trong cách mạng Việt Nam.

3.5.2. Cấu trúc và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

3.6. Những thiết chế liên quan đến hệ thống chính trị Việt Nam hiện đại

3.6.1. Truyền thông đại chúng

- Vai trò của truyền thông đại chúng trong hệ thống chính trị hiện đại

- Khái lược về truyền thông đại chúng Việt Nam

- Vai trò pháp định và vai trò chính trị của truyền thông đại chúng trong thời kỳ Đổi mới

3.6.2. NGOs và các “Nhóm lợi ích” ở Việt Nam

- Khái lược về vai trò của NGOs và các nhóm lợi ích trong đời sống chính trị hiện đại

- Vai trò chính trị của NGOs và các nhóm lợi ích ở Việt Nam hiện nay

Chương 4. Cơ chế phân công quyền lực và cơ chế vận hành trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện đại

4.1. Kết cấu hệ thống quyền lực và cơ chế phân công quyền lực, trách nhiệm ở Trung ương

4.1.1. Khái lược về phân quyền trong nền chính trị hiện đại

4.1.2. Tình hình phân công quyền lực trong kết cấu quyền lực Trung ương

4.2. Cơ chế phân công quyền lực và trách nhiệm ở địa phương

4.2.1. Cơ chế phân công quyền lực kép (horizontal và vertical) trong kết cấu quyền lực địa phương

4.2.2. Vai trò của các thiết chế phi quan phương trong đời sống chính trị địa phương

4.3. Cơ chế vận hành và quá trình chính trị, quá trình kiểm soát quyền lực và xã hội hoá chính trị ở Việt Nam hiện nay

6. Học liệu

6.1. Học liệu bắt buộc

1. Ban Chỉ đạo biên soạn lịch sử Chính phủ Việt Nam: Lịch sử chính phủ Việt Nam, tập 1. Nxb. CTQG, H., 2005.

2. D­ương Xuân Ngọc (chủ biên): Mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân cấp xã ở n­ước ta hiện nay. Nxb. CTQG, H., 1998.

3. Hoàng Chí Bảo (cb): Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn n­ước ta hiện nay. Nxb. CTQG, H., 2004.

4. Lê Mậu Hãn, Nguyễn Văn Thư: Lịch sử Quốc hội Việt Nam. Nxb. CTQG, H., 1994.

5. Vũ Minh Giang (cb): Đặc trưng của hệ thống chính trị và bộ máy quản lý đất nước trước thời kỳ Đổi mới, Đề tài cấp Nhà nước, Mã số: KX.10-08.

6.2. Học liệu tham khảo

6. Bộ Nội vụ: Lịch sử Bộ Nội vụ. Nxb. CTQG, H., 2005.

7. Bùi Tiến Quý - D­ương Danh Mỵ: Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa ph­ương trong giai đoạn hiện nay ở n­ước ta. Nxb. CTQG, H., 1998.

8. Dương Kinh Quốc: Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nxb. KHXH, H., 1988.

9. Neher, Clark D.,: Asian Style Democracy, in trong: Asian Survey, vol. XXXIV, No. 11. pp. 949-961, 1994.

10. Nguyễn Quốc Phẩm (chủ biên): Hệ thống chính trị và dân chủ hoá đời sống xã hội nông thôn miền núi,vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nư­ớc ta. Nxb. CTQG, H., 2000.

11. Phân viện Báo chí - Tuyên truyền, Khoa Chính trị học: Thể chế chính trị thế giới đ­ương đại. Nxb. CTQG, H., 2003.

12. Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc (cb): Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử. Nxb. CTQG, H., 1994.

13. Trần Phúc Thăng (cb): Vấn đề nhất nguyên chính trị ở Việt Nam hiện nay. Nxb. CTQG, H., 2002.

14. Vũ Thị Phụng: Lịch sử Nhà nước và pháp quyền Việt Nam hiện đại. Nxb. KHXH, H.,1994.

15. Woodside, A.B., Vietnam and the Chinese Model. A Comparative Study of Vietnamese and Chinese Government in the First Half of the Nineteenth Century. Cambridge und London, Harvard University Press. 1971.

7. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu của giảng viên

- Sinh viên chỉ được dự thi kết thúc môn học với điều kiện:

+ Có mặt ít nhất 80% tổng số giờ trên lớp.

+ Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học theo hướng dẫn của giảng viên.

- Sinh viên được cộng điểm vào điểm kiểm tra - đánh giá thường xuyên nếu tích cực tham gia phát biểu ý kiến và các ý kiến phát biểu có chất lượng.

- Sinh viên được tham gia các hoạt động thực hành.

8. Hình thức, mục đích và trọng số kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

Hình thức

Mục đích

Trọng số

Kiểm tra - đánh giá thường xuyên

Đánh giá mức độ chuyên cần trong học tập.

Đánh giá mức độ đạt các mục tiêu nhớ, hiểutái hiện các nội dung cơ bản của môn học.

Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm; khả năng trình bày, thuyết trình một vấn đề lý luận cơ bản.

25%

Kiểm tra - đánh giá định kỳ

Đánh giá mức độ đạt các mục tiêu hiểu, phân tích đánh giá các nội dung cơ bản của môn học.

Đánh giá năng lực nghiên cứu độc lập và khả năng trình bày.

25%

Thi hết môn

Đánh giá mức độ đạt được tất cả các mục tiêu, trong đó chú trọng mục tiêu vận dụng, liên hệ thực tế.

50%

Tổng số

100%

Duyệt

Chủ nhiệm Bộ môn

Giảng viên

PGS.TS. Phạm Hồng Tung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét