Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CHÍNH SÁCH KINH TẾ

VÀ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2009


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM

1. Thông tin về giảng viên

1.2. Thông tin về giảng viên 1

- Họ và tên: Vũ Văn Hà

- Chức danh, học hàm, học vị: Phó giáo sư, tiến sĩ

- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học

- Địa chỉ liên hệ: Báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam, số 52, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội, (trước khi gặp liên hệ qua điện thoại)

- Điện thoại: (CQ): 08048237; (DĐ): 0903458659

- Email: dungdung@fpt.vn

- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Kinh tế và quan hệ quốc tế

+ Phân tầng xã hội và chính sách xã hội

1.2. Thông tin về giảng viên 2

- Họ và tên: Trần Thị Quang Hoa

- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ

- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học

- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Khoa học Chính trị, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tầng 2, nhà C, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: (CQ): 04.38588173; (DĐ): 0904479909

- Email: hoalong1526@yahoo.com

- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Chính sách dân tộc và tôn giáo của Việt Nam

+ Chính sách kinh tế và xã hội của Việt Nam

2. Thông tin chung về môn học

- Tên môn học: Chính sách kinh tế và xã hội của Việt Nam

- Mã môn học: POL3003

- Số tín chỉ: 03

- Môn học: bắt buộc

- Các môn học tiên quyết: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính trị học đại cương.

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 24

+ Làm bài tập trên lớp: 04

+ Thảo luận: 10

+ Thực hành, thực tập: 04

+ Tự học: 03

- Địa chỉ Khoa/ Bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Khoa học Chính trị, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tầng 2, nhà C, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

3. Mục tiêu của môn học

Sau khi học xong môn học, sinh viên sẽ:

- Về kiến thức

+ Hiểu được chính sách kinh tế và xã hội - hai bộ phận cấu thành cơ bản của hệ thống chính sách công, có quan hệ gắn bó chặt chẽ, tác động lẫn nhau, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

+ Có được hệ thống kiến thức cơ bản về đời sống kinh tế, xã hội của Việt Nam, hiểu được nội dung và hiệu quả của các chính sách kinh tế và xã hội của Việt Nam qua các thời kỳ, nhất là thời kỳ Đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế.

+ Thấy rõ được tính ưu việt về chính sách và sự nỗ lực về thực tiễn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong việc tập trung phát triển kinh tế kết hợp đồng thời giải quyết ngay từng bước các vấn đề xã hội.

- Về kỹ năng

+ Được rèn luyện năng lực tư duy lý luận.

+ Có kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm trong việc nghiên cứu phân tích các vấn đề kinh tế - xã hội và kỹ năng trình bày thuyết trình về những vấn đề cụ thể liên quan đến nội dung môn học.

+ Có kỹ năng vận dụng những lý luận và phương pháp luận của môn học để xây dựng các giải pháp trong hoạt động và xử lý, giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội.

- Về thái độ

+ Góp phần củng cố tư tưởng và lòng tin của sinh viên vào các chính sách phát triển kinh tế và xã hội của Đảng và Nhà nước; động viên lòng tự hào và quyết tâm trong công tác và học tập của sinh viên.

+ Góp phần đào tạo sinh viên thành những con người có tri thức, sống có lý tưởng và đạo đức, có thể ứng xử đáp ứng được yêu cầu của xã hội ngày nay.

4. Tóm tắt nội dung môn học

Nội dung môn học bao gồm các mảng kiến thức cơ bản sau:

- Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết khái quát về chính sách kinh tế và chính sách xã hội, về quan hệ giữa việc phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội và quan hệ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.

- Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam - cơ cấu và xu thế phát triển; giới thiệu những chính sách kinh tế và chính sách xã hội chủ yếu của Việt Nam, cùng hiệu quả thực hiện các chính sách trong các giai đoạn phát triển, đặc biệt giai đoạn đổi mới hội nhập hiện nay như: Chính sách tiền tệ, chính sách thương mại, đầu tư, chính sách lao động, việc làm, chính sách giáo dục đào tạo...

- Giới thiệu cho sinh viên những kết quả cụ thể của việc kết hợp phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội ở nước ta, cùng những vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách đặt ra hiện nay đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng của cả nước để giải quyết.

5. Nội dung chi tiết môn học

Phần I. Nhập môn

Chương 1. Đối tượng, phạm vi và phương pháp môn học chính sách kinh tế và xã hội

1.1. Nhà nước trong quản lý kinh tế - xã hội

1.1.1. Tính tất yếu của quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế - xã hội

1.1.2. Khu vực công và tư trong nền kinh tế

1.1.3. Hệ thống chính sách nhà nước

1.2. Chính sách kinh tế và chính sách xã hội - hai bộ phận cơ bản trong hệ thống chính sách công

1.2.1. Vị trí, vai trò vấn đề kinh tế và xã hội trong đời sống

1.2.2. Vai trò chính sách kinh tế và xã hội

1.3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp và ý nghĩa môn học

1.3.1. Đối trượng

1.3.2. Phạm vi

1.3.3. Phương pháp

1.3.4. Ý nghĩa

Phần II. Chính sách kinh tế

Chương 2. Khái niệm, đặc trưng, phân loại chính sách kinh tế

2.1. Khái niệm

2.1.1. Các hoạt động kinh tế

2.1.2. Các quan hệ kinh tế

2.1.3. Chính sách kinh tế

2.2. Đặc trưng của chính sách kinh tế

2.2.1. Chính sách kinh tế hướng vào điều tiết và giải quyết các quan hệ kinh tế

2.2.2. Hiệu qủa chính sách hướng đến là tăng trưởng, tăng lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh

2.2.3. Chính sách kinh tế là công cụ điều tiết vĩ mô chủ yếu của nhà nước

2.2.4. Khách thể của chính sách kinh tế là chủ thể hoạt động kinh tế

2.2.5. Đầu tư thực hiện chính sách kinh tế chủ yếu từ nguồn (tự có và vay) của các chủ thể hoạt động kinh tế, ngân sách nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ

2.3. Phân loại chính sách kinh tế

2.3.1. Chính sách kinh tế vĩ mô

2.3.2. Chính sách điều tiết hoạt động kinh tế

2.3.3. Chính sách kinh tế đối ngoại

2.3.4. Chính sách phát triển kinh tế

Chương 3. Một số chính sách kinh tế chủ yếu

3.1. Chính sách tiền tệ

3.1.1. Nội dung chính của chính sách tiền tệ

3.1.2. Chính sách tiền tệ trước đổi mới

3.1.3. Hơn 20 năm đổi mới chính sách tiền tệ theo hướng kinh tế thị trường

3.1.4. Định hướng chính sách tiền tệ

3.2. Chính sách thu - chi ngân sách

3.2.1. Ngân sách và thu chi ngân sách quốc gia

3.2.2. Thu chi ngân sách qua các giai đoạn phát triển kinh tế

3.2.3. Đổi mới thu chi ngân sách theo hướng lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia

3.3. Chính sách thương mại

3.3.1. Vai trò thương mại trong nền kinh tế

3.3.2. Chính sách thương mại qua các giai đoạn phát triển kinh tế

- Chính sách thương mại trước đổi mới

- Chính sách thương mại thời kỳ đổi mới

- Định hướng chính sách thương mại giai đoạn tới

3.4. Chính sách đầu tư

3.4.1. Tổng quan về chính sách đầu tư

3.4.2. Chính sách khuyến khích đầu tư trong nước

3.4.3. Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài

3.5. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3.5.1. Chính sách phát triển ngành kinh tế

3.5.2. Chính sách phát triển các thành phần kinh tế

3.5.3. Chính sách phát triển vùng (lãnh thổ) kinh tế

3.5.4. Định hướng chính sách chuyển dịch cơ cấu giai đoạn tới

3.6. Chính sách phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa

3.6.1. Khái niệm và vai trò

3.6.2. Giới thiệu về hệ thống chính sách đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện hành

3.6.3. Những tồn tại, nguyên nhân và định hướng chính sách

Phần III. Chính sách xã hội

Chương 4. Khái niệm, đặc trưng, phân loại

4.1. Khái niệm

4.1.1. Xã hội và các hoạt động xã hội

4.1.2. Các quan hệ xã hội

4.1.3. Chính sách xã hội

4.2. Các đặc trưng chính sách xã hội

4.2.1. Con người là trọng tâm, là đích hướng tới của mọi chính sách xã hội

4.2.2. Chính sách xã hội mang tính xã hội, nhân văn và nhân đạo

4.2.3. Đầu tư thực hiện chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển

4.2.4. Chính sách xã hội phải dựa trên cơ sở cơ cấu xã hội

4.2.5. Chính sách xã hội cần tương thích với trình độ phát triển của mỗi quốc gia

4.2.6. Chính sách xã hội không thể tách rời những đặc điểm lịch sử và truyền thống văn hoá của mỗi quốc gia

4.3. Phân loại chính sách xã hội

4.3.1. Những chính sách xã hội điều chỉnh cơ cấu xã hội

4.3.2. Những chính sách xã hội tác động vào quá trình sản xuất và tái sản xuất

4.3.3. Cách thức phân loại khác

- Chính sách xã hội cơ bản

- Chính sách xã hội cấp bách

Chương 5. Một số chính sách xã hội tác động vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ở Việt Nam

5.1. Chính sách dân số

5.1.1. Thực trạng dân số Việt Nam

5.1.2. Chính sách dân số qua các giai đoạn

5.1.3. Định hướng chính sách dân số

5.2. Chính sách lao động, việc làm

5.2.1. Lao động và việc làm hiện nay trong nền kinh tế

5.2.2. Chính sách cụ thể với lao động, việc làm

5.2.3. Định hướng chính sách đến 2020

5.3. Chính sách tiền lương và phúc lợi xã hội

5.3.1. Thu nhập và thực hiện phúc lợi xã hội

5.3.2. Chính sách tác động đến thu nhập và nâng cao phú lợi xã hội

5.3.3. Định hướng chính sách

5.4. Chính sách bảo hiểm xã hội

5.4.1. Lịch sử vấn đề

5.4.2. Chính sách cụ thể hiện nay

5.4.3. Định hướng chính sách giai đoạn tới

5.5. Chính sách đối với người có công và trợ cấp xã hội

5.5.1. Thực trạng xã hội và sự cần thiết của chính sách

5.5.2. Ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội qua các giai đoạn

5.5.3. Định hướng chính sách

5.6. Chính sách giáo dục và đào tạo

5.6.1. Thành tựu và hạn chế của giáo dục và đào tạo

5.6.2. Chính sách giáo dục đào tạo hiện nay

5.6.3. Định hướng chính sách.

Phần IV. Kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội

Chương 6. Quan hệ tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội

6.1. Quan niệm và thực tiễn lịch sử

6.1.1. Quan niệm chung

6.1.2. Tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội trong điều kiện công nghiệp hoá TBCN

6.1.3. Tăng trưởng và giải quyết vấn đề xã hội hiện nay

6.2. Sự cần thiết kết hợp chính sách kinh tế và chính sách xã hội

6.2.1. Sự khác và giống nhau giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội

6.2.2. Kết hợp hai chính sách là yêu cầu của sự phát triển hiệu quả, bền vững

6.2.3. Nguyên tắc kết hợp

- Tuân thủ qui luật kinh tế để phát triển sản xuất và chủ động giải quyết các vấn đề nảy sinh

- Nhà nước hạn chế can thiệp trực tiếp vào phát triển kinh tế nhưng lại phải chủ động, tích cực can thiệp giải quyết các vấn đề xã hội

- Coi trọng việc xã hội hoá trong cả nhận thức và hành động thực tế trong kết hợp thực hiện hai chính sách

Chương 7. Kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội ở Việt Nam

7.1. Quá trình nhận thức và kết hợp thực hiện hai chính sách

7.1.1. Giai đoạn trước đổi mới

7.1.2. Giai đoạn đổi mới

7.2. Một số vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách hiện nay

7.2.1. Vấn đề hiệu quả đầu tư

7.2.2. Vấn đề việc làm-tiền lương-giá cả

7.2.3. Vấn đề chống tham nhũng

7.2.4. Vấn đề giáo dục đào tạo

7.3. Định hướng chính sách kinh tế và xã hội đến 2020

7.3.1. Quan điểm phát triển

- Bối cảnh kinh tế xã hội

- Quan điểm phát triển

7.3.2. Chiến lược phát triển nhanh và bền vững

- Cơ sở chiến lược

- Nội dung phát triển nhanh và bền vững

7.3.3. Các giải pháp chính sách chủ yếu để phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới

6. Học liệu

6.1. Học liệu bắt buộc

1. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền: Giáo trình chính sách kinh tế - xã hội. Nxb. KH&KT, H., 2007

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Bối cảnh trong nước, quốc tế và việc nghiên cứu xây dựng chiến lược 2011-2020. H., 2008.

3. UNDP Việt Nam - Viện KHXH Việt Nam - Đại sứ quán Thuỵ Điển tại Hà Nội: Một số vấn đề kinh tế - xã hội sau 20 năm đổi mới ở Việt Nam. Nxb. KHXH, H., 2007.

6.2. Học liệu tham khảo

4. Võ Đại Lược: Kinh tế Việt Nam đổi mới và phát triển. Nxb. Thế giới, H., 2007.

5. Phạm Xuân Nam (cb): Triết lý về mối quan hệ giữa cái kinh tế và cái xã hội trong phát triển. Nxb. KHXH, H., 2001.

6. Đỗ Minh Cương: Mối quan hệ giữa chính sách xã hội và chính sách kinh tế, T/C Thông tin KH LĐ&XH, 3/1994.

7. Trần Hoàng Kim: Kinh tế Việt Nam chặng đường 1945-1995 và triển vọng đến 2020. Nxb. Thống kê, H., 1996.

8. Đinh Quý Xuân: Kinh tế - Xã hội Việt Nam trước thềm hội nhập. Nxb. Thống kê, H., 2005.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nxb. Sự Thật, H., 1991.

10. Phạm Xuân Nam: Đổi mới chính sách xã hội- luận cứ và giải pháp. Nxb. CTQG, H., 1997.

11. Bùi Đình Thanh (cb): Chính sách xã hội - một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb. CTQG, H., 1993.

12. Lê Bộ Lĩnh: Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước châu Á. Nxb. CTQG, H., 2001.

13. Trần Đình Hoan: Chính sách xã hội và đổi mới cơ chế quản lý việc thực hiện. Nxb. CTQG, H., 1996.

14. Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Tú: Khung chính sách xã hội trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường (kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn của Việt Nam). Nxb. Thống Kê. H., 1999.

15. Báo cáo của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010.

16. Website:

http://www.dangcongsan.vn

http://www.tapchicongsan.org.vn

http://www.iwep.org.vn

http://www.vnep.org.vn

http://www.issi.gov.vn

http://www.vass.gov.vn

7. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu của giảng viên

- Sinh viên chỉ được dự thi kết thúc môn học với điều kiện:

+ Có mặt ít nhất 80% tổng số giờ trên lớp.

+ Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học theo hướng dẫn của giảng viên.

- Sinh viên được cộng điểm vào điểm kiểm tra - đánh giá thường xuyên nếu tích cực tham gia phát biểu ý kiến và các ý kiến phát biểu có chất lượng.

- Sinh viên được tham gia các hoạt động thực hành.

8. Hình thức, mục đích và trọng số kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

Hình thức

Mục đích

Trọng số

Kiểm tra - đánh giá thường xuyên

Đánh giá mức độ chuyên cần trong học tập.

Đánh giá mức độ đạt các mục tiêu nhớ, hiểutái hiện các nội dung cơ bản của môn học.

Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm; khả năng trình bày, thuyết trình một vấn đề lý luận cơ bản.

25%

Kiểm tra - đánh giá định kỳ

Đánh giá mức độ đạt các mục tiêu hiểu, phân tích đánh giá các nội dung cơ bản của môn học.

Đánh giá năng lực nghiên cứu độc lập và khả năng trình bày.

25%

Thi hết môn

Đánh giá mức độ đạt được tất cả các mục tiêu, trong đó chú trọng mục tiêu vận dụng, liên hệ thực tế.

50%

Tổng số

100%

Duyệt

Chủ nhiệm Bộ môn

Giảng viên

PGS.TS. Vũ Văn Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét