Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2009


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ

1. Thông tin về giảng viên

1.1. Thông tin về giảng viên 1

- Họ và tên: Lưu Minh Văn

- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ, giảng viên chính

- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học

- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Khoa học Chính trị, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tầng 2, nhà C, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: (CQ): 04.38588173; (DĐ): 0983115658

- Email: nvminhvan@yahoo.com

- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Lịch sử các học thuyết chính trị phương Tây

+ Triết học chính trị

+ Lý thuyết chính trị

+ Lý thuyết phát triển xã hội

+ Con người, văn hoá, nguồn nhân lực

1.2. Thông tin về giảng viên 2

- Họ và tên: Vũ Thị Minh Thắng

- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ, giảng viên

- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học

- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Khoa học Chính trị, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tầng 2, nhà C, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: (CQ): 04.38588173; (DĐ): 0903228011

- Email: khct.sdh@gmail.com

- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Lịch sử học thuyết chính trị

+ Chính trị học đại cương

+ Vấn đề nữ quyền trong lịch sử và hiện nay

1.3. Thông tin về giảng viên 3

- Họ và tên: Lại Quốc Khánh

- Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ, giảng viên

- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học

- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Khoa học Chính trị, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tầng 2, nhà C, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: (CQ): 04.38588173; (DĐ): 0914871733

- Email: khanhlq.ussh.pol@hotmail.com

- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Hồ Chí Minh học

+ Chính trị học đại cương

+ Lịch sử học thuyết chính trị

1.4. Thông tin về giảng viên 4

- Họ và tên: Nguyễn Thị Châu Loan

- Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ, giảng viên

- Thời gian làm việc: sẽ thông báo cho sinh viên vào buổi đầu tiên của môn học

- Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Khoa học Chính trị, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tầng 2, nhà C, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: (CQ): 04.38588173; (DĐ): 049043134

- Email: khct.sdh@gmail.com

- Các hướng nghiên cứu chính:

+ Lịch sử học thuyết chính trị

+ Chính trị học đại cương

2. Thông tin chung về môn học

- Tên môn học: Lịch sử các học thuyết chính trị

- Mã môn học: POL2051

- Số tín chỉ: 4

- Môn học tiên quyết:

- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

+ Nghe giảng lý thuyết: 40

+ Thảo luận: 12

+ Tự học xác định 08

- Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Khoa học Chính trị, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tầng 2, nhà C, số 336, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

3. Mục tiêu của môn học

- Về kiến thức

Sinh viên nắm được:

+ Đối tượng, phương pháp, phạm vi nghiên cứu của môn học.

+ Nội dung, giá trị cơ bản của các học thuyết chính trị trong lịch sử.

- Về kỹ năng

+ Sinh viên có khả năng vận dụng tri thức môn học để xây dựng và thuyết trình theo những chủ đề thuộc phạm vi môn học.

+ Sinh viên được rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, rèn luyện tư duy độc lập trong nghiên cứu.

- Về thái độ

Hình thành cho sinh viên thái độ đúng đắn trong việc kế thừa thành tựu văn hoá nhân loại và biết vận dụng xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước.

4. Tóm tắt nội dung chính của môn học

Lịch sử các học thuyết chính trị là môn học có nhiệm vụ cung cấp những tri thức cơ bản về quá trình nảy sinh, hình thành, phát triển, thay thế lẫn nhau của những tư tưởng, quan điểm, học thuyết chính trị tiêu biểu trong lịch sử nhân loại qua các thời đại (cổ đại, trung cổ, cận đại và hiện đại) và lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam.

Thông qua nghiên cứu các học thuyết chính trị, môn học còn góp phần trang bị cho người học khả năng nhìn nhận, phân tích một cách tương đối có hệ thống những hiện tượng, quá trình chính trị trong lịch sử, biết kế thừa những giá trị văn hoá nhân loại vào việc xây dựng, bảo vệ đất nước trong điều kiện mới.

5. Nội dung chi tiết của môn học

Chương 1. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và phân kỳ lịch sử các học thuyết chính trị

1.1. Đối tượng nghiên cứu

1.2. Phương pháp nghiên cứu

1.3. Phân kỳ lịch sử các học thuyết chính trị

1.4. Ý nghĩa của môn học

Chương 2. Các học thuyết chính trị Trung Quốc và Hylạp - Lamã cổ đại

2.2. Các học thuyết chính trị Trung Quốc cổ đại

2.1.1. Hoàn cảnh ra đời các học thuyết chính trị Trung Quốc cổ đại

2.1.2. Đặc điểm các học thuyết chính trị Trung Quốc cổ đại

2.2.3. Học thuyết chính trị của các tác gia tiêu biểu: Khổng Tử, Hàn Phi, Mặc Tử

2.2. Các học thuyết chính trị Hylạp - Lamã cổ đại

2.2.1. Hoàn cảnh ra đời các học thuyết chính trị Hylạp - Lamã cổ đại

2.2.2. Đặc điểm các học thuyết chính trị Hylạp - Lamã cổ đại

2.2.3. Học thuyết chính trị của các tác gia tiêu biểu: các nhà cải cách chính trị dân chủ Hylạp, Hêrôđốt, Platon, Arixtot, Polibi, Xixêrông

Chương 3. Các học thuyết chính trị phương Tây thời kỳ trung đại

3.1. Hoàn cảnh ra đời các học thuyết chính trị phương Tây thời kỳ trung đại

3.1.1. Phương thức sản xuất phong kiến

3.1.2. Kết cấu giai cấp và đấu tranh giai cấp

3.1.3. Quốc gia phong kiến

3.1.4. Tôn giáo, giáo hội và văn hoá

3.2. Đặc điểm các học thuyết chính trị phương Tây thời kỳ trung đại

3.2.1. Sự phát triển của tư tưởng chính trị - xã hội dưới ảnh hưởng của các nhà hoạt động tôn giáo

3.2.1. Vai trò của tôn giáo và nhà nước trong chính trị

3.2.2. Lý luận thần quyền về quyền lực chính trị

3.3. Học thuyết chính trị của các tác gia tiêu biểu

3.3.1. Học thuyết chính trị của Ôguytxtanh

3.3.2. Học thuyết chính trị của Tômát Đacanh

3.3.3. Tư tưởng chính trị phong trào “Tà giáo”

Chương 4. Các học thuyết chính trị thời kỳ cận đại

4.1. Các học thuyết chính trị phương Tây cận đại

4.1.1. Hoàn cảnh ra đời các học thuyết chính trị phương Tây thời kỳ cận đại

4.1.2. Đặc điểm các học thuyết chính trị phương Tây thời kỳ cận đại

4.1.3. Học thuyết chính trị của các tác gia tiêu biểu: Machiavelli, Locke, Môngtexkiơ, Rútxô, Mill

4.2. Các học thuyết chính trị phương Đông cận đại

4.2.1 Hoàn cảnh ra đời các học thuyết chính trị phương Đông thời kỳ cận đại

4.2.2 Đặc điểm các học thuyết chính trị phương Đông thời kỳ cận đại

4.2.3 Học thuyết chính trị của các tác gia tiêu biểu: Tôn Trung Sơn, Găngđi

Chương 5. Tư tưởng chính trị Việt Nam từ thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc đến đầu thế kỷ XX

5.1. Thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc

5.1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá

5.1.2. Sự hình thành những yếu tư tưởng chính trị sơ khai

5.2. Thời kỳ đấu tranh chống Bắc thuộc

5.2.1. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá

5.2.2. Nội dung tư tưởng chính trị cơ bản

5.3. Thời kỳ phục hưng dân tộc (thế kỷ X đến thế kỷ XV)

5.3.1. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá

5.3.2. Nội dung tư tưởng chính trị cơ bản

5.4. Thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh và sự suy thoái của chế độ quân chủ phong kiến (từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XX)

5.4.1. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá

5.4.2. Nội dung tư tưởng chính trị cơ bản

Chương 6: Tư tưởng chính trị Mác - Lênin và Hồ Chí Minh

6.1. Tư tưởng chính trị Mác - Lênin

6.1.1. Hoàn cảnh ra đời tư tưởng chính trị Mác - Lênin

6.1.2. Nội dung của những quan điểm chính trị tiêu biểu của Mác, Ăngghen, Lênin

6.2. Khái lược tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh

6.2.1. Hoàn cảnh ra đời tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh

6.2.2. Nội dung tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh

6. Học liệu

6.1. Học liệu bắt buộc

1. Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa chính trị học: Lịch sử tư tưởng chính trị. Nxb. CTQG, H., 2001.

2. Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới. Nxb. VHTT, H., 2001.

3. Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái: Lịch sử các học thuyết chính trị - pháp lý. Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1996.

6.2. Học liệu tham khảo

4. Nguyễn Hiến Lê: Khổng Tử. Nxb. Văn hoá, 1996.

5. C.Mác & Ph. Ăngghen: Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước. In trong: C.Mác & Ph.Ăngghen: Toàn tập, tập 21. Nxb. CTQG, 1995.

6. Hàn Phi: Hàn Phi Tử. Nxb. Văn học, 2001.

7. 100 cuốn sách ảnh hưởng khắp thế giới. Nxb. Hội Nhà văn, 2002.

8. N.Machiavelli: Quân vương- thuật trị nước. Nxb. LLCT, 2005.

9. J. Locke: Khảo luận thứ hai về chính quyền. Nxb. Tri thức, 2007.

10. Montesquieu: Tinh thần pháp luật. Nxb.Giáo dục, 1996.

11. J.J. Rousseau: Bàn về khế ước xã hội. Nxb. LLCT, 2006

12. J.S. Mill: Chính thể đại diện. Nxb. Tri thức, 2007.

13. S. Commins-R.N.Linscott: Mối quan hệ giữa người với người. Nxb.VHTT, H, 2005.

14. Arnold Toynbee: Nghiên cứu về lịch sử - Một cách diễn giải. Nxb. Thế giới, 2002.

15. N.Konrat: Phương Đông và phương Tây. Nxb. Giáo dục, 1997.

16. S.E. Stumpe & D. Abel: Nhập môn triết học phương Tây. Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2003.

17. Doãn Chính & Đinh Ngọc Thạch: Triết học Trung cổ Tây Âu. Nxb. Thanh niên, 2003.

18. Tôn Trung Sơn: Chủ nghĩa Tam dân. Nxb. Viện TTKHXH, Hà Nội, 1995.

19. Nguyễn Hiến Lê: Lịch sử thế giới, cuốn 3. Nxb. VHTT, 1998.

20. Viện Khoa học Chính trị: Tập bài giảng chính trị học. Nxb. LLCT, 2004.

7. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu của giảng viên

- Sinh viên chỉ được dự thi kết thúc môn học với điều kiện:

+ Có mặt ít nhất 80% tổng số giờ trên lớp.

+ Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của môn học theo hướng dẫn của giảng viên.

- Sinh viên được cộng điểm vào điểm kiểm tra - đánh giá thường xuyên nếu tích cực tham gia phát biểu ý kiến và các ý kiến phát biểu có chất lượng.

8. Hình thức, mục đích và trọng số kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

Hình thức

Mục đích

Trọng số

Kiểm tra - đánh giá thường xuyên

Đánh giá mức độ chuyên cần trong học tập.

Đánh giá mức độ đạt các mục tiêu nhớ, hiểutái hiện các nội dung cơ bản của môn học.

Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm; khả năng trình bày, thuyết trình một vấn đề lý luận cơ bản.

25%

Kiểm tra - đánh giá định kỳ

Đánh giá mức độ đạt các mục tiêu hiểu, phân tích đánh giá các nội dung cơ bản của môn học.

Đánh giá năng lực nghiên cứu độc lập và khả năng trình bày.

25%

Thi hết môn

Đánh giá mức độ đạt được tất cả các mục tiêu, trong đó chú trọng mục tiêu vận dụng, liên hệ thực tế.

50%

Tổng số

100%

Duyệt

Chủ nhiệm Bộ môn

Giảng viên

TS. Lưu Minh Văn

1 nhận xét: